Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chủng ngừa cho trẻ càng sớm, phản ứng càng êm

Các chuyên gia khẳng định, chủng ngừa là biện pháp bảo vệ sự sống nhiều hơn bất cứ biện pháp can thiệp sức khỏe nào khác và góp phần làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và Tu vong do bệnh tật ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Nhiều bậc phụ huynh e ngại trẻ nhỏ quá, chích ngừa không tốt cho hệ miễn dịch, dễ sốc… Tuy nhiên trong buổi nói chuyện chuyên đề “chủng ngừa ở trẻ em những điều cần biết” ngày 23/6/2018, BS.CKI. Nguyễn Đông Bảo Châu, Phòng Chỉ đạo tuyến (BV. Nhi Đồng 1), cho biết, đầu tiên, vắc xin rất an toàn để sử dụng vì phải trải qua những giai đoạn giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt từ khi sản xuất đến khi sử dụng. Thứ hai, trẻ chích ngừa càng sớm càng êm, chích ngừa càng muộn, trẻ càng dễ sinh ra những phản ứng phụ hơn là nếu được chích ngừa sớm.

Giải thích thêm về điều đó, BS. Bảo Châu cho biết: “Khi các trẻ sơ sinh vừa sinh ra, hệ miễn dịch chưa đầy đủ, chưa đủ mạnh; đồng thời có thêm miễn dịch từ mẹ nên khi vắcxin vào cơ thể, hầu hết đáp ứng miễn dịch của trẻ diễn ra từ từ, miễn dịch từ mẹ giúp trẻ trung hòa dược lực của vắcxin”.

Con trẻ bị phơi nhiễm với hàng ngàn mầm bệnh hàng ngày từ môi trường sống. Điều này xảy ra thông qua thực phẩm trẻ ăn, không khí mà trẻ đang hít thở và tất cả những gì trẻ có thể cho vào miệng. Trẻ được sinh ra với hệ miễn dịch và sự hỗ trợ từ miễn dịch của người mẹ trong giai đoạn bào thai nên có thể chống lại phần lớn các mầm bệnh, tuy nhiên vẫn có những bệnh lý ch*t người mà bản thân trẻ không thể chống lại được. Đây là lý do vì sao trẻ cần vắc xin để tăng cường hệ miễn dịch.

Theo BS. Đông Châu, vắcxin sử dụng số lượng rất nhỏ kháng nguyên để giúp cho hệ miễn dịch của trẻ nhận biết và học cách chống lại những căn bệnh nguy hiểm. Kháng nguyên là những phần của mầm bệnh mà có thể kích hệ miễn dịch của trẻ hoạt động”.

Nhờ có những tiến bộ khoa học, những vắcxin hiện nay sử dụng số lượng kháng nguyên ít hơn vẫn có thể bảo vệ được trẻ. Vắcxin chứa mảnh nhỏ của các kháng nguyên mà trẻ tiếp xúc trong môi trường hàng ngày. Các chuyên gia khẳng định, chủng ngừa là biện pháp bảo vệ sự sống nhiều hơn bất cứ biện pháp can thiệp sức khỏe nào khác và góp phần làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và Tu vong do bệnh tật ở cả trẻ em lẫn người lớn.

chủng ngừa có tốt hơn miễn dịch từ nhiễm bệnh tự nhiên?

BS. Đông Châu: chủng ngừa chắc chắn sẽ tốt hơn. Bởi vì, hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ sẽ không gặp trở ngại gì khi tiếp nhận những vi trùng/virút giảm độc lực hoặc ch*t. Một vài phản ứng phụ xảy ra thường nhẹ (ví dụ: sốt, sưng đau tại chỗ) và kéo dài vài ngày cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ.

Theo BS. Đông Châu, chủng ngừa còn mang tính nhân văn vì không chỉ bảo vệ cho người được tiêm chủng mà còn bảo vệ những người xung quanh, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để được chủng ngừa đầy đủ, cũng như những người/trẻ không thể chủng ngừa được vì những lý do y khoa riêng biệt.Ngược lại, nếu trẻ mắc bệnh tự nhiên (ví dụ: bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não Nhật Bản), hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí Tu vong hoặc để lại di chứng suốt đời. Điều này bởi vì các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ nhân lên rất nhanh và hệ miễn dịch của trẻ không được chuẩn bị để chống lại chúng.

Tình hình dịch cúm trong thời gian qua tại TP.HCM vô cùng phức tạp, bác sĩ có lời khuyên nào dành cho các bậc cha mẹ?

BS. Đông Châu: do cách nói của người Việt Nam nên dễ bị lầm giữa “cảm cúm” và “ bệnh cúm”, do đó nhiều người có quan niệm sai lầm rằng bệnh cúm chỉ đơn giảm là bệnh “cảm lạnh thông thường” và không có khả năng nhập viện hoặc gây Tu vong. Nhiều người còn cho rằng chỉ cần chích ngừa cúm cho trẻ 1 đến 2 lần hoặc khi còn nhỏ là đủ hoặc đợi đến khi trẻ lớn mới chích ngừa.

Vắcxin cúm được cấy trên trứng gà, nên không tiêm cho trẻ bị dị ứng với trứng gà. Vắcxin này phù hợp với các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới cho mùa cúm của từng năm và bao gồm 2 chủng cúm A ổn định (A/H1N1 và A/H3N2 có khả năng gây đại dịch) và 1 chủng cúm B - cúm mùa thông thường theo dự báo của WHO và thay đổi qua từng năm. Lứa tuổi có thể tiêm vắcxin cúm từ 6 tháng tuổi trở lên, và chích nhắc lại mỗi năm một lần.

Một số người còn cho rằng chích ngừa cúm cũng không có hiệu quả vì trẻ vẫn bị viêm đường hô hấp nhiều lần trong năm. Điều đó là một quan niệm sai lầm. chủng ngừa cúm giúp chúng ta ngừa virus cúm. Virút cúm thường gây ra đại dịch cúm, khiến cho bệnh nhân diễn tiến nhanh với những bệnh cảnh rất nặng như viêm phổi, suy hô hấp thậm chí Tu vong. Còn viêm đường hô hấp ở trẻ do nhiều loại virút, vi trùng khác không chỉ riêng virút cúm, hiếm khi gây ra các di chứng nặng nề.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm phổi và viêm màng não thường dễ diễn tiến nặng ở trẻ dưới 5 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm ngừa vắcxin phế cầu 10 chủng cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Vắcxin này giúp phòng ngừa các bệnh do phế cầu Streptococus pneumoniae tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F thường gây ra các bệnh cảnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa. Mỗi năm, ước tính, trên thế giới có nửa triệu trẻ dưới 5 tuổi Tu vong do các bệnh liên quan đến phế cầu. Đối tượng nguy cơ cao là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. 40 - 70% trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi mang vi khuẩn phế cầu vùng hầu họng, dễ gây lây lan qua đường hô hấp. Đặc biệt, hiện nay, phế cầu kháng Thu*c kháng sinh rất nhiều.

AN QUÝ ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chung-ngua-cho-tre-cang-som-phan-ung-cang-em-n145963.html)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY