An toàn thực phẩm hôm nay

Chung tay ngăn chặn thực phẩm bẩn

Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, hóa chất, Thu*c bảo vệ thực vật… thiếu kiểm soát là nguyên nhân gây nên vấn nạn thực phẩm bẩn thời gian qua, cần có sự vào cuộc của các tổ chức hiệp hội cũng như cả cộng đồng để ngăn chặn. Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Vai trò của Hiệp hội, tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm”, tổ chức ngày 27/9 tại Hà Nội.

Tại hội thảo, nêu lên thực trạng hiện nay đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, PGS.TS Ngô Tiến Hiền, Hội Khoa học và công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam cho biết, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất, chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi là nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, cũng là vấn nạn thực phẩm bẩn đáng báo động hiện nay. Ông Hiền đưa ra dẫn chứng như việc dùng hóa chất để tăng trọng mỡ nước, dùng chất cấm làm giò chả, nem chua hay việc ngâm cá, mực, tôm… với muối phốt phát tăng trọng đã và đang gây ra những mối đe dọa lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mặc dù cơ quan chức năng đã nỗ lực vào cuộc song vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Việc xử lý sao cho triệt để vẫn còn là câu hỏi bị bỏ ngỏ. Đáng chú ý, vấn nạn này được tạo nên bởi chính ý thức của cả nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sơn- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, thành viên Ban chấp hành Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, để làm tốt vấn đề về an toàn thực phẩm, cần sự vào cuộc của cả cộng đồng, từ nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà sản xuất, đến các tổ chức xã hội và bản thân người tiêu dùng.

Theo ông Sơn, một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay chính là tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát. “Hiện nay chỉ tính riêng Hà Nội có đến 750 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ. Đây chính là mầm mống gây nên các dịch bệnh trên gia súc gia cầm” – ông Sơn cho hay. Trong khi đó, Hà Nội là địa phương có số lượng đàn gia súc gia cầm lớn thứ nhì cả nước, chỉ sau Đồng Nai.

Do đó, ông Sơn cho rằng, nhất thiết phải loại bỏ dần các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ mới có thể hạn chế được tình trạng dịch bệnh trên vật nuôi, từ đó góp phần giảm thiểu vấn nạn thực phẩm bẩn.

Để hướng đến phát triển ngành chăn nuôi bền vững, giảm thiểu tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi ông Sơn nhấn mạnh đến câu chuyện chăn nuôi theo chuỗi. “Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi là lời giải cho bài toán phát triển bền vững, chấm dứt vấn nạn sử dụng chất cấm không kiểm soát” – ông Sơn nhấn mạnh.

Được biết, trong vòng 3 năm qua, tại Hà Nội đã xây dựng được nhiều chuỗi chăn nuôi liên kết, theo đó con số từ 11 chuỗi năm 2017 đến nay đã tăng lên 26 chuỗi. Đơn cử, mô hình “Chung cư lợn” của HTX Hoàng Long được xây dựng chăn nuôi đàn lợn tập trung, xung quanh khu “chung cư” của HTX này người ta thả bèo tây. Theo ông Hoàng Long, việc trồng bèo tây sẽ khiến rễ bèo hút hết các chất thải, chất độc thải ra môi trường, hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh.

Ngoài ra, các mô hình chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo chuỗi tương tự HTX Hoàng Long chính là lời giải cho bài toán phát triển chăn nuôi bền vững, cũng là chìa khóa cho mục tiêu hướng tới một nền sản xuất an toàn.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, rất cần sự chung tay của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp cũng như bản thân các DN, người tiêu dùng để có thể ngăn chặn vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay. Theo bà Trần Thị Vân, thành viên Hiệp hội Tiêu dùng nữ Hà Nội, một trong những hạn chế, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua là chưa phát huy được vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội cũng như người dân tham gia giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm và đấu tranh với các hành vi vi phạm, nhất là tại các cơ sở sản xuất… Bên cạnh đó, việc tuyên truyền còn nặng về các nội dung tiêu cực, chưa có nhiều thông tin về thực phẩm an toàn dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang trong dư luận xã hội.

Minh Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/an-toan-thuc-pham/chung-tay-ngan-chan-thuc-pham-ban-tintuc448422)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY