Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyện chưa kể lúc 0 giờ đêm Giao thừa của bác sĩ trực dịch nCoV

MangYTe - Tính đến ngày 4/2, Bệnh viện E đã tiếp nhận 8 ca nghi nhiễm virus corona (nCoV), 2 trường hợp đã được xác định âm tính. Nhiều ngày nay, đường dây nóng tại bệnh viện này đều tiếp nhận hàng nghìn cuộc điện thoại gọi đến liên quan đến loại virus này.

Đi mừng tuổi bệnh nhân, cách ly ngay khi có triệu chứng

Theo đó, đội ngũ y của Bệnh viện E (Hà Nội) cũng đã trải qua những khoảnh khắc đặc biệt, thử thách trong nỗ lực chung của toàn ngành Y tế.

Khi ca nghi nhiễm đầu tiên được Bệnh viện tiếp nhận, quy trình cấp cứu đã được phổ biến tới toàn bộ đội ngũ y, bác sĩ. Các tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E năm nay gần như không có ngày nghỉ Tết. Tất cả luôn trong tâm thế sẵn sàng để tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm corona.

Khu vực cách ly dành cho các bệnh nhân liên quan đến virus corona của Bệnh viện E. Khu cách ly được đặt tại tầng 1, nhà D, Khoa Bệnh nhiệt đới.

Theo dõi, túc trực tại bệnh viện trong hơn 10 ngày qua, ThS.BS. Vũ Mạnh Cường - Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới còn nguyên vẹn cảm xúc với ca trực đêm 30 Tết: "Sau thời khắc giao thừa, theo truyền thống Bệnh viện, chúng tôi đi mừng tuổi và thăm bệnh cho các bệnh nhân. Qua hỏi bệnh, thăm khám, chính bản thân tôi đã phát hiện ra một bệnh nhân có những biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus corona. Đồng thời, bệnh nhân cũng là trường hợp đi xuất khẩu lao động về nước. Đó là khoảnh khắc rất đặc biệt với bản thân tôi và các y, trong kíp trực. Chúng tôi gọi đó là phát hiện lúc 0h".

Th.S, Vũ Mạnh Cường, Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới túc trực tại suốt hơn 10 ngày qua với tâm thế sẵn sàng trong mọi tình huống.

Điều khó khăn nhất là ổn định tâm lý của chính các y, và đặc biệt là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi phải vào ngay khu cách ly hoàn toàn. Tâm lý chung, bệnh nhân sẽ có những phản ứng tiêu cực nhất định nhưng các đã có những động viên giải thích kịp thời.

"Virus corona có nhiều điểm tương đồng với dịch SARS trước đây nhưng sự lây nhiễm diễn ra nhanh chóng hơn. Do đó, với các y bác sĩ, ngay đêm Giao thừa, toàn kíp chúng tôi đã tổ chức tập huấn ngay về phác đồ, cách bảo hộ, xử trí cũng như ổn định tâm lý và tinh thần của mọi người để sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra. Các bác sĩ, chuyên gia có trình độ, kỹ năng cao gần như luôn túc trực tại bệnh viện", Cường chia sẻ.

Hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm

Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện E đã tiếp nhận và cách ly 8 trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm. Bệnh viện đã gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm 2 trường hợp sau khi đã thăm khám kỹ. Thời gian chờ kết quả xét nghiệm hiện nay kéo dài từ 5-6 ngày.

Bác sĩ Cường thăm khám cho một bệnh nhân nghi nhiễm virus corona đang nằm trong khu vực cách ly.

Bác sĩ Cường không giấu nổi sự xúc động đặc biệt trong thời gian chờ đợi: "18 năm gắn bó với Bệnh viện E, đây là thời khắc rất đặc biệt. Nó vừa là thử thách, áp lực tâm lý với mỗi trong các chiến tuyến chống dịch với đồng nghiệp, bệnh nhân, gia đình và chính bản thân chúng tôi. Chúng tôi xác định và sẵn sàng với mọi tình huống có thể xảy ra. Thậm chí là cách ly hoàn toàn với gia đình để trực tại bệnh viên. Tất cả đều chờ đợi kết quả chính thức để có những giải pháp cách ly phù hợp".

Các phòng bệnh trong khu vực cách ly đã chuẩn bị sẵn sàng mọi trang thiết bị

Không chỉ Cường, mà hầu hết các đội ngũ y, được phân công đều đã chuẩn bị sẵn tâm lý với gia đình. Sau chút lo lắng không tránh khỏi ban đầu, họ xác định đó là sứ mệnh, trách nhiệm thiêng liêng của những người mang trên mình tấm áo blouse trắng.

Ngày 29/1, mẫu xét nghiệm của 2 bệnh nhân nghi nhiễm corona tại Bệnh viện E đã được kết luận âm tính. 6 bệnh nhân nghi nhiễm khác cũng đã xác định được các nguyên nhân bệnh cụ thể. Đó là tin mừng nhất với bệnh nhân và gia đình trong suốt những ngày qua.

Người đầu tiên mà BS Cường báo tin sau bệnh nhân chính là vợ mình. Cả tuần nay, chị luôn lặng lẽ và theo dõi từng diễn biến trong lịch trình công tác của chồng. "Tôi là bố của 2 con nhỏ. Nếu có kết quả dương tính thì tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Tôi sẽ phải tự cách ly mình. Chúng tôi là bác sĩ, chúng tôi phải an toàn trước khi muốn giúp đỡ các bệnh nhân", anh chia sẻ thêm.

Bác sĩ Cường và đồng nghiệp ý thức được trách nhiệm của mình và sẽ sẵn sàng cống hiến hết sức mình với người bệnh. Vượt qua những khó khăn, suy nghĩ tích cực, đây cũng là quãng thời gian để họ có thể nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm và góp một phần công sức của mình vào nỗ lực chung của toàn ngành.

Đồng loạt ngăn chặn virus corona ở các khu chung cư tại Hà Nội

Huy Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/chuyen-chua-ke-luc-0-gio-dem-giao-thua-cua-bac-si-truc-dich-ncov-20200204154442651.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY