Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia khuyến cáo người dân không đổ xô đi xét nghiệm dễ lây nhiễm chéo

Tình trạng hoảng loạn trong vụ dịch dễ khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó.

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nCoV là 1 virus thuộc nhóm coronavirus tương tự với SARS và MERS-CoV. Trên cơ sở những thông tin hiện tại, người ta nhận thấy nCoV cũng chỉ lây truyền hạn chế từ người sang người qua tiếp xúc gần tương tự với SARS và MERS-CoV.

nCoV gây Tu vong khoảng 3-4% trong số các bệnh nhân nhập viện, trong khi tỷ lệ Tu vong tương ứng với SARS là khoảng 9% và với MERS-CoV là 35,5%.

Cũng theo BS Cấp, điều khó khăn trong việc kiểm soát của bất kỳ dịch bệnh mới xuất hiện lần đầu là những ca bệnh đầu tiên dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Phải mất một thời gian mới nhận diện được nó là bệnh mới, tìm ra nguyên nhân và đường lây truyền của nó.

Do vậy thường trong giai đoạn đầu việc cách ly, giám sát ổ dịch và dự phòng có thể chưa phù hợp dẫn đến sự lan rộng trong ổ dịch và lây truyền sang nhân viên y tế. Với n-COV do thời gian ủ bệnh kéo dài đến 14 ngày nên những người có virus có thể đi rất xa, tiếp xúc gần với nhiêu người. Điều đó gây khó khăn trong việc khoanh vùng và cách ly các đối tượng nguy cơ.

Hơn nữa, tình trạng hoảng loạn trong vụ dịch dễ khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó. Ngoài ra nếu có những trường hợp chạy trốn hoặc dấu bệnh, không tuân thủ cách ly cũng là yếu tố gây khó khăn cho việc cách ly và khống chế dịch.

Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/chuyen-gia-khuyen-cao-nguoi-dan-khong-do-xo-di-xet-nghiem-de-lay-nhiem-cheo-1515996.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY