Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia lưu ý thời điểm cần can thiệp cho trẻ nói ngọng và cách chữa

Trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng khiến người khác không hiểu hết điều trẻ muốn nói, đặc biệt là khi trẻ gặp người lạ. Đây cũng là điều khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, việc chữa nói ngọng cho trẻ cũng không quá khó như nhiều người vẫn tưởng. Vậy, khi nào can thiệp và có cách chữa như thế nào, Dưới đây là lưu ý của chuyên gia.

Trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng khiến người khác không hiểu hết điều trẻ muốn nói, ngoài ra việc có thể làm ảnh hưởng đến việc học đọc – viết, khó khăn trong việc học tiếng việt lẫn ngoại ngữ. trẻ có thể có cảm giác thất vọng và dẫn đến việc ngại giao tiếp.

Theo cn.vltl đỗ thị bích thuận - bệnh viện nhi đồng thành phố (hcm); việc chữa cho trẻ cũng không quá khó như nhiều người vẫn tưởng. ngoài phương pháp âm ngữ trị liệu của các nhà chuyên môn thì các bậc phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa hết tật cho trẻ.

Điều quan trọng các bậc phụ huynh phải hiểu rõ ở độ tuổi bình thường, từ 2 đến 6 tuổi là thởi gian trẻ học nắm bắt cách phát âm giống như người lớn.

Vì thế khi thấy con mình ở độ tuổi này, quý phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. trẻ cần được xác định là nghe bình thường và không bị tật ở vùng hầu họng như tật chẻ vòm chẳng hạn. sau đó, hãy lắng nghe và quan sát xem con mình nói có giống với đa số các bạn cùng lớp, các trẻ em cùng lứa tuổi ở gần nhà hay không. nếu câu trả lời là giống thì trẻ sẽ nói đúng dần cho đến 6- 7 tuổi.

Việc học nói không phải chuyện một ngày một bữa mà cần có thời gian luyên tập, thực hành.

Nếu câu trả lời là không, thì cần đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế có chuyên ngành âm ngữ trị liệu. Đa số các trẻ sẽ nói đúng các phụ âm ở độ tuổi như sau: Ở trẻ 2 tuổi thì sẽ nói đúng phụ âm ( b, m, d, n, h, g, c); ở trẻ 3-4 tuổi thfi nói được phụ âm ( ch, t, đ, v, ph, nh, ng, x); Đến khi trẻ 5- 6 tuổi có thể nói được phụ âm khó hơn (kh, s, th, r, tr).

Tuy nhiên, việc học nói không phải chuyện một ngày một bữa mà cần có thời gian luyên tập, thực hành việc học nói ngày này qua ngày khác, cũng giống như việc người lớn chúng ta học ngoại ngữ.

Để giúp con nắm bắt cách phát âm tốt, ngay từ lúc trẻ mới bi bô tập nói, quý phụ huynh nên nói rõ ràng và phát âm đúng nhất có thể khi trò chuyện với con. Tránh việc nói nhại theo lời ngọng ngịu của trẻ, vô tình các phụ huynh đang dạy cho con bắt chước những âm ngọng ngịu đó. Bởi vì trẻ học nói thông qua việc bắt chước những gì nghe được.

Mặc khác, cũng không nên trêu chọc hay chê bai trẻ. việc này dễ làm thất vọng, mặc cảm. hãy lắng nghe con trẻ nói một cách tích cực, đầy thành ý. khen ngợi khi con nói rõ và phát âm tốt. thành thật biết nếu phụ huynh chưa hiểu được ý mà trẻ đang diễn đạt. giúp trẻ diễn đạt tốt hơn bằng cách sử dụng câu ngắn, ngắt câu hoặc nhắc lại các mẫu câu gợi ý. đừng quên khen và tiếp tục khen ngợi khi trẻ có bất kỳ một nổ lực nào trong việc học phát âm.

Trong lúc nói chuyện với trẻ, từ nào trẻ nói ngọng, quý phụ huynh hãy lặp lại các từ đó theo cách nói đúng, lặp lại trong nhiều câu khác nhau. lập lại nghe các phát âm đúng một cách tự nhiên chứ không bắt buộc trẻ lập lại. bởi vì trẻ học nói thông qua việc bắt chước những gì nghe được. ví dụ: trẻ: cho chon chái cháo (cho con trái táo)! mẹ: à, cho con trái táo! con thích táo! mẹ cho con trái táo nè!

Trẻ khi đến bệnh viện chữa sẽ được các chuyên viên âm ngữ trị liệu đánh giá lời nói và chọn lựa phương pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất đối với từng trẻ và tùy theo từng rối loạn cụ thể. ví dụ như hướng dẫn cách đặt lưỡi, tạo hơi như thế nào để tạo ra một âm đúng, được kiểm tra xem nghe và phân biệt âm vị chính xác chưa? thông thường, tập nói đúng từng từ, cụm từ gồm 2- 3 từ, rồi nói đúng một câu, sau cùng là nói đúng trong lúc nói chuyện với người khác.

Nếu như không được xử lý sớm, việc còn tồn tại cho đến khi trẻ lớn, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp, phát triển tâm lý của trẻ sau này. do đó, các quý phụ huynh cũng không nên quá chủ quan bỏ qua lỗi này.

Nguyễn Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bac-si-luu-y-tre-noi-ngong-khi-nao-can-can-thiep--n153862.html)

Tin cùng nội dung

  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY