Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia lý giải nguyên nhân số ca COVID-19 tại Ấn Độ tăng mạnh

Tính đến ngày 30/8, Ấn Độ đã ghi nhận 63.498 trường hợp Tu vong liên quan đến COVID-19, trong đó có 948 người ch*t trong 24 giờ qua.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các chuyên gia nhận định số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Ấn Độ tăng mạnh trong thời gian qua bắt nguồn từ 3 nguyên nhân là tăng cường xét nghiệm, mở cửa trở lại nền kinh tế và người dân tự mãn.

Ấn Độ đã ghi nhận tới hơn 500.000 ca nhiễm trong vòng một tuần. Theo số liệu ngày 30/8 của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình, chỉ riêng trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 78.761 ca mắc

Tiến sỹ Samiran Panda, trưởng bộ phận Dịch tễ học và Các bệnh truyền nhiễm tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), nói với PTI rằng tình trạng gia tăng như vậy không nằm ngoài dự kiến.

Ấn Độ đã tăng cường đáng kể năng lực xét nghiệm trong thời gian qua (có lúc lên đến hơn 1 triệu lượt xét nghiệm/ngày như hôm 29/8. Tổng số lượt xét nghiệm lũy kế đến nay lên đạt hơn 41,46 triệu lượt), qua đó giúp phát hiện thêm nhiều

Hơn nữa, với việc nối lại hoạt động kinh tế và người dân đi lại nhiều hơn, không ít người tỏ ra chủ quan trong việc thực hiện các hành vi phù hợp để phòng chống dịch bệnh. Điều này cũng góp phần khiến số ca nhiễm tăng cao.

[Dịch COVID-19 đến 21 giờ 30/8: Ấn Độ ghi nhận gần 79.000 ca nhiễm mới]

Trong khi đó, nhà virus học hàng đầu Shahid Jameel nói rằng người dân không tuân theo các khuyến cáo về việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và

Tuy nhiên trên thực tế, Ấn Độ đang chứng kiến số ca tăng theo ngày ở mức cao nhất. Ấn Độ đang đứng thứ ba cả về tổng số ca nhiễm lẫn số ca Tu vong.

Các chuyên gia nhấn mạnh con đường phía trước của Ấn Độ là người dân tuân theo các quy định về phòng chống dịch trong khi chính phủ tập trung vào việc hạn chế số ca Tu vong.

Tiến sỹ K K Aggarwal, Chủ tịch Liên đoàn Các hiệp hội Y khoa châu Á và châu Đại Dương (CMAAO), khẳng định: "Trong giai đoạn này, chính phủ không có cách nào có thể ngăn chặn các ca nhiễm. Nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, không ai có thể ngăn Ấn Độ vượt qua Brazil và Mỹ (về số ca nhiễm). Điều quan trọng hơn bây giờ là kiểm soát tỷ lệ Tu vong. Vì vậy, chính phủ cần tập trung nỗ lực vào việc giảm thiểu tỷ lệ này."

Tính đến ngày 30/8, Ấn Độ đã ghi nhận 63.498 trường hợp Tu vong liên quan đến COVID-19, trong đó có 948 người ch*t trong 24 giờ qua./.

Huy Lê (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-ly-giai-nguyen-nhan-so-ca-covid19-tai-an-do-tang-manh/660317.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.