Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia nói gì về căn bệnh lạ khiến 13 em học sinh tại Hà Tĩnh bỗng dưng muốn khóc rồi ngất xỉu

MangYTe - Vừa qua (30/09), 13 học sinh tại lớp 4C, trường Tiểu học-THCS Kỳ Hoa (xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bỗng nhiên gặp phải tình trạng phát khóc, buồn nôn, chóng mặt và ngất xỉu. Qua thăm khám, trung tâm y tế huyện Kỳ Anh kết luận các em mắc chứng rối loạn phân ly.

Cụ thể, khoảng 8h sáng ngày 30/09, 13 em học sinh lớp 4c bất ngờ có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, khóc lóc và ngất xỉu.

Ngay khi nhận được thông tin về vụ việc, các thầy cô giáo trường tiểu học - thcs kỳ hoa đã đưa ngay các học sinh đến trạm y tế xã kỳ hoa thăm khám.

Tại đây, các em đã được điều trị tâm lý và cho uống nước đường. sau thời gian ngắn, các học sinh đều hồi tỉnh. ông võ văn phong – quyền giám đốc trung tâm y tế dự phòng thị xã kỳ anh kết luận các học sinh bị chứng rối loạn phân ly.

Trường Tiểu học – THCS Kỳ Hoa, nơi xảy ra sự việc.

Đây là một căn bệnh lạ với học sinh, phụ huynh địa phương lại xảy ra cùng lúc với 13 học sinh trong cùng một lớp nên gây ra sự băn khoăn, lo lắng với phụ huynh cũng như người dân về các vấn đề liên quan như nguyên nhân, sự tái phát… của bệnh.

Trao đổi với pv báo gia đình & xã hội, pgs.ts.bs nguyễn tiến dũng - nguyên trưởng khoa nhi, bệnh viện bạch mai cho biết: "rối loạn phân ly là một dạng rối loạn về tâm lý. dạng rối loạn tâm lý này có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như xung đột trong gia đình, nhà trường, mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay căng thẳng học hành. do đó, độ tuổi dễ gặp nhất là lúc trẻ bước vào giai đoạn dậy thì và con gái thường gặp hơn con trai".

Theo bác sĩ nguyễn tiến dũng, các học sinh lớp 4 là độ tuổi có những thay đổi nhất định về tâm S*nh l* nên dễ gặp rối loạn phân ly hơn. trong môi trường học đường cũng rất có thể các em gặp vấn đề về áp lực học tập, mối quan hệ với các bạn, giáo viên.

Hiện tượng 13 học sinh cùng bị có thể có hai trường hợp hoặc cùng chung nguyên nhân khởi phát hoặc hiệu ứng lan tỏa. trong trường hợp hiệu ứng lan tỏa, với những học sinh có khí sắc yếu, tâm lý không vững sẽ xuất hiện các biểu hiện tương tự. không có nguyên nhân thực thể do vấn đề tổn thương trên cơ thể để gây ra hiện tượng này.

PGS.TS.Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Cụ thể, khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu như: rối loạn vận động, các động tác lắc đầu, gật đầu, co giật, múa vờn, run, tê liệt, vận động tay chân thiếu mục đích, rối loạn phát âm (không nói, khó nói, nói lắp, nói linh tinh không phù hợp). rối loạn cảm giác: tăng hoặc giảm cảm giác đau quá mức (bệnh nhân thường kêu đau bụng, đau đầu, đau mỏi chân tay nhưng không tìm được nguyên nhân gây đau). cơn kích động cảm xúc: cười, khóc, gào hét, cảm xúc hỗn độn, nói năng lộn xộn, sợ hãi vô cớ. sững sờ, ngất: bệnh nhận nằm hoặc ngồi bất động trong thời gian dài, không nói và không hoạt động. bệnh nhân không có đáp ứng với các kích thích bên ngoài, có thể nhắm hoặc mở mắt, tuy nhiên không bị mất ý thức hoàn toàn.

Không chỉ vậy, ở những người trưởng thành còn có thể gặp các rối loạn như thể lên đồng hay bị xâm nhập: bệnh nhân cư xử, nói năng như thể một người khác, hoặc như bị một lực lượng siêu nhiên nào đó điều khiển. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể là những tiếng kêu hoang dã và đau đớn, cổ sưng to lớn, mất ý thức không đầy đủ, các chuyển động bạo lực, nhịp tim hỗn loạn và có thể xuất hiện co giật.

Tuy nhiên, pgs.ts.bs nguyễn tiến dũng cho rằng: "phụ huynh, giáo viên không nên quá lo lắng. giải pháp tốt nhất là phải dùng các biện pháp tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân ban đầu của các em. khi các vướng mắc về tâm lý được tháo gỡ thì các em sẽ không tái phát tình trạng tương tự. đồng thời, phụ huynh cũng không nên mua các Thu*c, thực phẩm chức năng cho con uống mà không có sự tư vấn từ chuyên gia y tế gây tiền mất tật mang".

Huy Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/chuyen-gia-noi-gi-ve-can-benh-la-khien-13-em-hoc-sinh-tai-ha-tinh-bong-dung-muon-khoc-roi-ngat-xiu-20201001161104267.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY