Cụ thể, thông tin được nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ liên quan đến bài kiểm tra đứng một chân co, một chân duỗi. nếu khi thực hiện động tác này, người thực hiện chỉ chịu được từ 3s đến 5s thì khả năng đột quỵ trong 10 năm tới sẽ cao hơn người bình thường gấp 3 lần những người có khả năng đứng trên 10s.
Thậm chí, nhiều nguồn thông tin còn khuyên mọi người tập luyện phương pháp này thường xuyên để tăng thời gian và khả năng chịu đựng khi đứng trụ một chân nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ.
Trước đó, ngày 6/12/2020, trên fanpage cá nhân, nam danh hài quá cố đã chia sẻ clip bản thân thực hiện thử thách "đứng một chân trong trạng thái nhắm mắt" để phát hiện nguy cơ đột quỵ. kết quả, nghệ sĩ chí tài chỉ giữ thăng bằng được trong 4 giây.
Ngay sau khi nam nghệ sĩ qua đời do đột quỵ, thử thách này đã rộ lên thành một trào lưu. hàng loạt những kênh vlog quay clip thực hiện thử thách và đăng lên youtube, thu hút nhiều lượt xem.
Hình ảnh nghệ sĩ chí tài thực hiện bài kiểm tra đột quỵ trước khi qua đời vì căn bệnh này.
Bài kiểm tra này có xuất phát từ một nghiên cứu tại Nhật Bản và được công bố trên tạp chí "Stroke Journal" năm 2014. Nghiên cứu được thực hiện với 1.400 người với độ tuổi trung bình là 67. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thời gian giữ thăng bằng liên quan mật thiết tới việc suy giảm nhận thức, các tổn thương các mạnh máu nhỏ ở não không có triệu chứng.
Tuy nhiên, trao đổi với pv báo gia đình & xã hội, thầy Thu*c ưu tú, ts. bs ckii nguyễn văn dũng cho biết: "bài kiểm tra trên không hề có tác dụng đối với việc kiểm tra khả năng mắc đột quỵ ở người dân. tôi thấy hoàn toàn vô lý khi nghe đến việc kiểm tra đột quỵ bằng phương pháp này. không chỉ không có tác dụng mà ngược lại còn có thể gây nguy hiểm cho người dân khi thực hiện".
"với những người già, trẻ em hoặc các bệnh lý về thần kinh việc thực hiện thử thách này là vô cùng nguy hiểm. khi mất thăng bằng đột ngột, người thực hiện thử thách rất dễ có nguy cơ ngã lăn ra phía sau. nếu thực hiện thử thách một mình thì độ rủi ro và nguy hiểm lại càng cao hơn".
Theo thầy Thu*c ưu tú nguyễn văn dũng, thay vì đo khả năng đột quỵ bằng cách đứng một chân, co một chân, người dân nên chủ động kiểm soát căn bệnh này. cụ thể, người bệnh cần có một số điểm lưu ý như sau:
Thứ nhất, mọi người nên duy trì các thói quen tích cực trong ăn uống và sinh hoạt. Ví dụ như tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống điều độ phù hợp với các chế độ công việc và tuổi tác.
Thứ hai, người dân cần phải thực hiện tốt việc khám sức khỏe y tế định kỳ 6 tháng một lần. Qua các chỉ số như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu sẽ phát hiện ra các chứng bệnh lâm sàng có khả năng gây ra đột quỵ.
Thầy Thu*c Ưu tú. TS. Bác sĩ CK II Nguyễn Văn Dũng.
Thứ ba, với những người đã có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch dễ có khả năng bị đột quỵ thì cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của bác sĩ về phác đồ điều trị. khi muốn triển khai các bài tập hỗ trợ thì cần phải tìm hiểu kỹ hậu quả và cách áp dụng.
Không chỉ có bài kiểm tra đo đột quỵ mà gần đây trên mạng xã hội cũng đang lan truyền nhiều bài viết về các mẹo vặt chống ung thư hay các bài Thu*c dân gian người dân có thể tự "sản xuất" để chữa bệnh. tuy nhiên, hầu hết những bài Thu*c, mẹo vặt này đều không có cơ sở khoa học.
Người dân đặc biệt là những người sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo để tránh tiền mất, tật mang. đồng thời, trước khi áp dụng bất kể hình thức nào liên quan đến sức khỏe, người dân cần tham khảo kỹ ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực liên quan.
Chủ đề liên quan:
bài test đột quỵ chí tài Chí Tài qua đời chuyên đột quỵ đứng một chân lan truyền mất thăng bằng một chân người dùng mạng xã hội nói gì qua đời sau khi thử thách đột quỵ truyền xét nghiệm máu