Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Chuyên gia Pháp: Không tuân thủ giãn cách xã hội là Tu tu tập thể

MangYTe - Chủ tịch Hội đồng khoa học Pháp Jean-François Delfraissy tỏ ra lạc quan về hiệu quả khống chế đại dịch ở Pháp, đồng thời nhắc nhở người dân phải tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt việc phong tỏa cách ly, giãn cách xã hội.

Khu vực cách ly nghiêm ngặt cấm vào do cứu chữa bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở thủ đô Paris, Pháp - Ảnh: REUTERS

Chủ tịch Hội đồng khoa học Pháp Jean-François Delfraissy cũng là một bác sĩ chuyên khoa miễn dịch học đã tỏ ra lạc quan về việc khống chế đại dịch, đồng thời nhắc nhở người dân phải tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt việc phong tỏa cách ly.

Phát biểu trên đài truyền hình BFMTV ngày 7-4, ông Delfraissy kêu gọi: "Chúng ta hãy tiếp tục cách ly, đây là trách nhiệm cá nhân và đối với tập thể" và cho biết nước Pháp có thể sẽ phải phong tỏa đến ít nhất là tháng 5.

"Hiện còn quá sớm nên chưa thể dự đoán chính xác khi nào sẽ hết phong tỏa. Tôi không thể đi quá xa về quyết định gỡ phong tỏa vì chúng ta chưa có quyết định hay dự định nào cả về chuyện này cả", vị chuyên gia khoa miễn dịch học đưa ra nhận định.

"Vẫn còn 2 hoặc 3 tuần khó khăn trước mắt"

Theo ông, ai không tuân thủ cách ly có nghĩa là "tự sát": "Thấy nhiều người ra đường và tụ tập tại một vài nơi ở Paris vào cuối tuần vừa qua khi thời tiết đẹp, tôi chợt nghĩ họ đang muốn tự sát tập thể hay sao, họ tự làm hại mình và hại cho cả cộng đồng nữa".

Ông cũng cho rằng các cơ sở y tế tại Pháp đang "bão hòa" vì đã có quá nhiều bệnh nhân nhập viện và dự đoán "hệ thống chăm sóc y tế sẽ còn hai hoặc ba tuần khó khăn trước mắt" dù rằng "đã có dấu hiệu cho thấy số ca bệnh nặng (do COVID-19) đã chững lại".

Chủ tịch Hội đồng khoa học Pháp, bác sĩ miễn dịch học Jean-François Delfraissy - Ảnh: AFP

Sẽ có kế hoạch nới lỏng phong tỏa "theo từng giai đoạn"

Bác sĩ Jean-François Delfraissy kêu gọi mọi người hãy luôn cẩn trọng: "Phải chú ý đề phòng trước hai yếu tố trung gian sau đây: chú ý đến số lượng bệnh nhân được đã được di chuyển đến những vùng an toàn hơn vì nơi đó còn chỗ.

Và cần theo dõi chặt chẽ một số bệnh nhân lớn tuổi hiện đang sống trong các trung tâm chăm sóc người già hiện không còn khả năng tự chăm sóc bản thân (EHPAD) và trong các trung tâm lão khoa, họ rất già yếu và đang mắc nhiều chứng bệnh trong người nên vẫn phải được chăm sóc y tế suốt đời".

Người dân thủ đô Paris, Pháp treo băngrôn lời cảm ơn đội ngũ y bác sĩ nhân Ngày sức khỏe thế giới 7-4 - Ảnh: REUTERS

Chiều 6-4, ông Jean-François Delfraissy nói với Hãng tin AFP về những chiến lược đang được tính toán cho thời kỳ "hậu phong tỏa" tại Pháp.

"Chúng ta không thể ngay lập tức nhảy vọt ra khỏi phong tỏa mà phải bước ra từng bước một. Và sẽ có hai chuyện rất quan trọng: trước hết, sẽ phải tiếp tục cách ly đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao.

Hai là, trong giai đoạn hậu phong tỏa, điều quan trọng nhất là phải tiến hành những bước xét nghiệm chẩn đoán trên diện rộng. Tôi nghĩ chúng ta sẽ có đầy đủ phương tiện để thực hiện việc sàng lọc này trong vài tuần tới vì tất cả đã sẵn sàng".

TƯỜNG NGUYỄN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/chuyen-gia-phap-khong-tuan-thu-gian-cach-xa-hoi-la-tu-tu-tap-the-20200408193542945.htm)

Tin cùng nội dung

  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Sau mỗi dịp lễ Tết hay cận kề mùa thi là Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai có hàng trăm ca mắc bệnh trầm cảm nặng, có đến 30% số ca từng Tu tu.
  • Liên tiếp từ đầu năm đến nay, hàng loạt vụ Tu tu thương tâm của học sinh trên cả nước đã diễn ra khiến không ít bậc cha mẹ, thầy cô bàng hoàng.
  • Thiếu niên đồng tính thường có ý định Tu tu cao gấp hơn 5 lần thiếu niên khác; nguy cơ Tu tu cũng sẽ giảm nếu họ được xã hội nâng đỡ.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY