Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Clip ấn tượng về sự hình thành và phát triển của em bé trong tử cung của mẹ

Cùng với quá trình phát triển của thai nhi là sự nặng nề, vất vả của người mẹ mỗi ngày một tăng lên.

Lúc mới nghe nói mang thai mất 9 tháng 10 ngày, chắc hẳn sẽ có nhiều người nghĩ sao mà dài thế. Nhưng đối với mẹ, cứ mỗi tuần trôi qua, mỗi một lần đi khám thai, mẹ lại thấy thời gian trôi nhanh như thoi đưa, khi con ngày một lớn bên trong cơ thể mẹ. Và mẹ thấy quá trình mang thai là một hành trình đầy thú vị.

Mới đây, trang Pregnancy đã đăng tải clip minh họa về

Câu chuyện tình giữa trứng và tinh trùng tạo nên một em bé

Quá trình thụ thai được bắt đầu khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Trong số 300 – 500 triệu tinh trùng được giải phóng, thông thường chỉ có 1 "chiến binh" khỏe nhất là tìm thấy trứng. Và sau khi tinh trùng này vào được bên trong thì ngay lập tức, lớp vỏ ngoài của trứng sẽ tiết ra một chất dịch nhằm ngăn chặn không cho bất kỳ kẻ nào xâm nhập vào nữa.

Ở bên trong, tinh trùng và trứng kết hợp lại với nhau tạo thành hợp tử, rồi thành phôi nang. Như vậy là quá trình thụ thai đã diễn ra thành công.

Sau khi thụ thai, phôi nang di chuyển xuống tử cung và bám vào thành tử cung để làm tổ. Sau đó, phát triển thành một nhau thai và phôi thai.

Cuộc sống và cơ thể của mẹ thay đổi như thế nào kể từ khi mang thai?

Ngay khi bắt đầu thụ thai, cho đến lúc sinh con, cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Dấu hiệu đầu tiên mẹ biết mình mang thai là bị trễ kinh. Sau đó là những cơn ốm nghén dồn dập kéo đến. Tiếp theo là bụng, ngực, tay chân, mặt mũi bắt đầu to ra. Và trong 9 tháng, từ một cơ thể thon gọn, mảnh mai, mẹ trở nên nặng nề, chậm chạp với những vết rạn nứt chằng chịt ở bụng.

Tuy rằng không mấy hài lòng về cơ thể, nhưng mẹ lại rất vui vì có con bên cạnh. Theo Tiến sĩ Heidelise Als, giáo sư Tâm lý học làm việc tại Khoa Tâm thần học của Bệnh viện Nhi Boston thuộc Trường Y Harvard (Mỹ), mặc dù cách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng em bé vẫn cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Tiến sĩ Heidelise nói: "Thai nhi không hề thụ động dù là đang ở trong bụng mẹ. Đặc biệt là phản ứng mạnh mẽ với những chuyển động của người mẹ. Hầu hết các bà mẹ nhận thấy khi chạm vào bụng, con sẽ đá lên hoặc phản ứng theo một cách nào đó".

Chưa hết, Tiến sĩ Heidelise còn tiết lộ thêm em bé còn biết phản ứng với cả trạng thái cảm xúc của mẹ. Khi mẹ xem phim buồn, em bé di chuyển ít hơn. Còn khi mẹ cười thì con vui vẻ. "Hình ảnh siêu âm khi mẹ vui vẻ cho thấy thai nhi cũng vui giống như kiểu đang chơi trên bạt nhún. Mẹ càng cười to, con càng hớn hở. Nghĩa là có một sự tương tác giữa mẹ và con ở mọi cấp độ", bà Heidelise chia sẻ.

Cứ thế, hai mẹ con cùng nhau đi hết một quãng đường không dài nhưng cũng chẳng ngắn. Và trong hành trình này, dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì mẹ vẫn sẽ tìm mọi cách để bảo vệ con vì "Mẹ là Mẹ của con".

Cuối cùng, mẹ cũng đến ngày được gặp con

Tuy rằng đó chỉ là một vài giờ, hoặc một vài ngày tính từ khi những cơn chuyển dạ bắt đầu, nhưng mỗi một phút trôi qua, mẹ lại càng thêm đau đớn. Khi đó, cả cơ thể mẹ căng lên để hỗ trợ đẩy con ra ngoài. Cứ mỗi một cơn co thắt, mẹ lại tưởng mình như ch*t đi sống lại. Nhưng mẹ vẫn phải cố gắng chịu đựng để nhanh chóng được gặp con.

Ở kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ, mẹ phải chịu những cơn co thắt mạnh cứ 5 phút một lần, mỗi lần 60 giây và dồn dập hơn trong suốt 1 tiếng. Vào thời điểm này, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó mở ra hoàn toàn khoảng 10cm. Lúc này, mẹ cảm thấy đau dữ dội ở vùng đáy xương chậu và *m đ*o. Đỉnh điểm của quá trình sinh nở là đáy xương chậu, phần mô giữa *m đ*o và trực tràng bắt đầu phình ra trong mỗi lần rặn đẩy. Không lâu sau đó, đầu của con sẽ lộ ra ngoài.

Khi đầu em bé đã ra ngoài, bác sĩ sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Tiếp đó, bác sĩ sẽ quay đầu của em bé sang một bên để vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để chuẩn bị ra ngoài. Và với cơn co thắt tiếp theo, mẹ sẽ được hướng dẫn cách rặn để đẩy vai con ra ngoài. Quá trình sinh nở hoàn tất khi các bác sĩ kéo cả người em bé ra khỏi bụng mẹ.

Và khi được ôm con vào lòng, mẹ cảm thấy mọi nỗ lực cố gắng và đau đớn vừa qua đã được đền bù xứng đáng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/clip-an-tuong-ve-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-em-be-trong-tu-cung-cua-me-20200414155446587.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY