Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Có cách nào phòng ngừa đột quỵ?

(Mangyte) - Vừa qua tôi đọc báo thấy nghệ sĩ Đơn Dương mất do đột quỵ. Sao Tu vong nhanh thế nhỉ, anh ấy trông còn trẻ và mạnh khỏe thế mà?!

Ngày 9/12, AloBacsi nhận được câu hỏi của bạn đọc L.T.Long (Lâm Đồng): “Chào bác sĩ, vừa qua tôi đọc báo thấy nghệ sĩ Đơn Dương mất do đột quỵ tại Mỹ. Sao Tu vong nhanh thế nhỉ, anh ấy trông còn trẻ và mạnh khỏe thế mà?! Tôi nghe người ta nói người bị đột quỵ thì không ch*t cũng liệt giường, người càng cao tuổi thì càng dễ mắc chứng này phải không bác sĩ? Có cách nào phòng ngừa không? Mong AloBacsi tư vấn giúp”.

Thực tế, đột quỵ là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Sau ung thư và tim mạch thì đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ gây Tu vong cao thứ 3. Nếu may mắn sống sót, người bệnh sẽ gặp rất nhiều di chứng nặng nề dẫn đến tàn phế suốt đời.

Đột quỵ biểu hiện như thế nào?

Để bạn đọc hiểu rõ hơn chứng bệnh này, BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo, (BS chuyên mục Khám bệnh Online - AloBacsi) khái quát như sau: “Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi. Hậu quả là các cơ quan trong cơ thể do phần não này điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê mất cảm giác nửa người, không nói được, hôn mê, thậm chí là Tu vong

TBMMN có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các nguyên nhân gây vỡ mạch làm chảy máu não (chiếm 15%) thường là do tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não. Còn nguyên nhân gây tắc mạch làm nhồi máu não khiến não  thiếu máu nuôi và hoại tử (chiếm 85%)  thì thường do mảng xơ mỡ bám vào thành mạch máu dày lên dần, làm hẹp lòng mạch, hoặc một cục máu đông làm tắc mạch máu (thường do bệnh hẹp - hở van tim làm máu ứ lại, bệnh rối loạn nhịp…)”.

Về biểu hiện báo trước, BS Thảo cho biết: "Hầu hết không có triệu chứng báo trước, ngoại trừ cơn thiếu máu não thoáng qua (trường hợp mạch máu cũng bị tắc nhưng mạch máu tự thông được, nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ)”.

Sau khi bệnh nhân trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua có thể có những biểu hiện như sau (các triệu chứng xuất hiện đột ngột tùy thuộc vị trí, mức độ mạch máu bị tắc và mức độ thiếu máu não):

    Yếu liệt một tay hoặc một chân hoặc cả tay và chân cùng bên, rối loạn cảm giác kiểu kiến bò hoặc tê cóng một bên cơ thể.

Vì không có biểu hiện báo trước rõ ràng nên để ngăn ngừa chứng bệnh nguy hiểm này, mọi người cần chú ý đến yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh. Theo BS Thảo, những đối tượng dễ bị đột quỵ nhất là người lớn tuổi (55 trở lên) có tiền căn bệnh tăng huyết áp (HA), tiền sử gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc bị cơn thiếu máu não thoáng qua, đái tháo đường, xơ mỡ động mạch, bệnh tim, béo phì, ít vận động, tiền căn hút Thu*c lá, nghiện bia - rượu , stress… Tuy nhiên, người trẻ có bệnh lý huyết áp, tim mạch cũng cần lưu ý.

Làm sao ngăn ngừa đột quỵ?

Theo BS-CK1 Nguyễn Minh Thu,  (BS Khám bệnh Online - AloBacsi), thì biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là kiểm soát các yếu tố nguy cơ của mình và thực hiện lối sống khoẻ mạnh.

Ngay khi người bệnh đã bị cơn thiếu máu não thoáng qua thì nguy cơ đột quỵ sẽ rất cao. Do đó, những người đã bị cơn thiếu máu não thoáng qua cần phòng ngừa đột quỵ bằng các cách sau:

    Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp:  thay đổi lối sống (tập thể dục, kiểm soát kích xúc tâm thể, giữ cân nặng chuẩn, giảm ăn muối và giảm uống rượu) và dùng Thu*c đều đặn hàng ngày như thầy Thu*c hướng dẫn.

Làm gì khi có người thân bị đột quỵ tại nhà?

Tuy đã phòng ngừa hết sức nhưng không ai chắc chắn rằng mình hoặc người thân của mình sẽ không bị đột quỵ. Do đó, kiến thức xử lý khi có người thâm bị đột quỵ tại nhà là hết sức cần thiết.

Ngay khi có người thân bị đột quỵ, BS Nguyễn Minh Thu cho rằng: “Cần gọi người trợ giúp để dìu, nâng đỡ bệnh nhân tránh té gây chấn thương và gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân vào BV lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não. Đối với người bị TBMMN, thời gian là vàng, mạch máu đông hoặc vỡ phải được xử lý thật nhanh để đề phòng các biến chứng như liệt toàn thân, bại não… Do đó, cần phải đưa bệnh nhân vào BV càng nhanh càng tốt để được chẩn đoán và điều trị thích hợp”.

Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đến, BS Minh Thu hướng dẫn người nhà bệnh nhân thực hiện các bước xử lý sau:

Thanh Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-cach-nao-phong-ngua-dot-quy-n23695.html)

Tin cùng nội dung

  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY