Tâm sự hôm nay

Cơ hội cho người lao động “chui” hồi hương

Sau nhiều năm đi làm việc ở xứ người, tích lũy được không ít kinh nghiệm, tay nghề nhưng nhiều người lao động (MangYTe) trở về từ Hàn Quốc...
Sau nhiều năm đi làm việc ở xứ người, tích lũy được không ít kinh nghiệm, tay nghề nhưng nhiều người lao động (NLĐ) trở về từ Hàn Quốc vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với mức lương tương xứng. Vì thế, họ tiếc nuối và không muốn trở về nước đúng thời hạn. Việc này đã khiến nhiều NLĐ nghiêm chỉnh bị “vạ lây” khi muốn tiếp tục được sang Hàn Quốc làm việc nhưng gặp khó khăn. Được biết, năm 2014, phía Hàn Quốc đã thông báo có thể ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam vì hàng chục nghìn lao động cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), hiện nay tỷ lệ NLĐ Việt Nam đã hết hạn hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc nhưng không về nước đứng hàng đầu trong số 14 nước có NLĐ làm việc ở đất nước này. 42.000 NLĐ Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc (bao gồm NLĐ đi làm việc, du lịch, thăm người thân rồi ở lại, NLĐ đi theo chương trình cấp phép việc làm cho NLĐ nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) là một trong những nguyên nhân khiến Chính phủ Hàn Quốc hạn chế tiếp nhận NLĐ Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong những năm gần đây. Trước vấn đề này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH, các bộ, sở, ngành liên quan, các địa phương thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp hạn chế tình trạng NLĐ không về nước như ký quỹ, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tái hòa nhập, xử phạt hành chính... nhằm giảm tỷ lệ NLĐ cư trú bất hợp pháp ở mức thấp nhất.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 62 đối với NLĐ cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước. Theo đó, từ nay đến hết năm 2015, những NLĐ sang Hàn Quốc làm việc đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc cư trú trái phép nếu tự nguyện về nước sẽ được miễn các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, NLĐ sẽ bị phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng, cấm đi làm việc ở nước ngoài từ 2 đến 5 năm đối với NLĐ hết hợp đồng không chịu về nước. Theo nhận định của các chuyên gia về lao động, rất nhiều NLĐ mong muốn được hồi hương nhưng e ngại sẽ bị phạt nặng khi về nước. Chính vì vậy, Nghị quyết 62/NQ-CP được xem như một cơ hội cho những lao động có mong muốn được hồi hương khi quy định: Những NLĐ Việt Nam ở Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trước ngày 31/12/2015 thì không bị phạt tiền theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Trước Nghị quyết của Chính phủ, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố đã nhanh chóng có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về chính sách, hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận thông tin khai báo của NLĐ. Theo ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, tình trạng lao động Hà Nội cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc là khá cao. Những huyện có số lao động cư trú bất hợp pháp cao là: Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Hoài Đức, Thường Tín... Năm 2013, có 313 người cư trú bất hợp pháp, chiếm khoảng 40,76%; năm 2014, số NLĐ cư trú bất hợp pháp là trên 100 người và tính đến hết tháng 9/2015 vẫn còn 502 NLĐ vẫn chưa chịu trở về nước đúng hạn.

Đồng thời, về phía Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Khánh cũng cho biết, nếu NLĐ tự nguyện về nước, ngoài sự hỗ trợ từ phía Hàn Quốc, Hà Nội sẽ có thêm các chính sách hỗ trợ khác.

 Hải Đăng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-hoi-cho-nguoi-lao-dong-chui-hoi-huong-19388.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY