Đây là một trong 4 cơ sở hiếm hoi trên thế giới theo đuổi lĩnh vực này. bốn đơn vị này cung cấp một dịch vụ duy nhất: bảo quản thi thể ở nhiệt độ cực thấp với hy vọng một ngày nào đó có thể "hồi sinh", khi y học và công nghệ đã phát triển vượt trội.
Song, các công trình tại Viện Yinfeng còn đi xa hơn thế, có tiềm năng cách mạng hóa việc cấy ghép nội tạng và đóng góp những phương pháp điều trị khác.
Năm 2015, du hong, biên tập viên của ấn phẩm khoa học viễn tưởng nổi tiếng thế giới the three-body problem qua đời vì ung thư tuyến tụy. cơ thể của du được bảo quản tại trung tâm kéo dài sự sống alcor, trụ sở ở mỹ. với ý tưởng tương tự, viện nghiên cứu khoa học đời sống sơn đông yinfeng ra đời trong cùng năm và trở thành một trong 4 cơ sở đông lạnh xác lớn nhất thế giới. hai đơn vị khác là viện cryonics ở mỹ và viện kriorus ở nga.
Quá trình đông lạnh xác (cryonics) bao gồm kỹ thuật bảo quản cơ thể người ở nhiệt độ cực thấp, với mục đích "đánh lừa" cái ch*t. nhà khoa học sẽ lưu trữ các thi thể trong thùng chứa bằng thép không gỉ có nitơ lỏng siêu lạnh. cả 4 trung tâm đều hoạt động theo cùng một cơ chế: đóng băng cơ thể người đã ch*t ở nhiệt độ khoảng -196 độ c và lưu trữ chúng.
Song ông aaron drake, giám đốc phản ứng lâm sàng tại viện yinfeng, cho biết cơ sở này không giống với những trung tâm còn lại trên thế giới.
Viện yinfeng hợp tác với các bệnh viện và trường đại học ở trung quốc để thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực đông lạnh, phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh vật.
"alcor không hợp tác với bất kỳ cơ sở y tế nào. đó là bởi nó không hoạt động dựa trên giấy phép y tế. nó phải tuân theo luật cử hành tang lễ. tại alcor và viện cryonics, thi thể chỉ được đưa vào thùng nitơ lỏng, và thế là hết. đây là phương tiện lưu trữ, giống như phương pháp chôn cất đông lạnh hơn", ông giải thích.
Bản thân ông Max More, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm Kéo dài sự sống Alcor, cũng từng thừa nhận dù ngành khoa học tái tạo mô đang dần phát triển, không ai biết chắc khi nào có thể đánh thức các bệnh nhân. "Chưa có cách thức cơ bản để sửa chữa các mô. Nó không giống như du hành thời gian", ông nói.
Trong khi đó, trung quốc kỳ vọng yinfeng vượt ra khỏi dự án đóng băng con người. chính phủ muốn xem xét dự án có thể mang lại lợi ích thế nào đối với lĩnh vực y học nói chung.
"Vì vậy chúng tôi làm việc với bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và bác sĩ truyền máu (những người vận hành máy tim phổi nhân tạo). Đây là dự án lớn, dựa trên nhiều nghiên cứu. Điều này thu hút chúng tôi cùng tham gia", ông Drake nói thêm.
Viện Yinfeng cũng kỳ vọng sẽ mở ra những cánh cửa mới, giúp ngành y khoa tiến thêm một bước trong công cuộc cấy ghép tạng và điều trị đột quỵ, đau tim.
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với quá trình cấy ghép là khoảng thời gian ngắn ngủi kể từ khi lấy một cơ quan từ người đã khuất đến lúc ghép chúng cho bệnh nhân.
"Lấy ví dụ tim người. Thời gian ‘sống’ ngoài cơ thể của quả tim là 6 giờ. Sau 6 giờ, các mô sẽ ch*t dần", ông nói.
Trong khoảng đó, cơ quan phải được lấy ra, làm sạch, chuẩn bị, vận chuyển và cấy ghép. Cùng lúc, bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu trên người hiến và người nhận, xem liệu chúng có tương thích hay không.
"đây là thách thức lớn, đặc biệt ở trung quốc, nơi cơ sở hạ tầng và nguồn lực hậu cần chưa đủ phát triển để đáp ứng quá trình này. trung quốc quá rộng lớn, việc kết nối bệnh nhân từ vùng này sang vùng khác cũng không thuận lợi như châu âu", ông drake nhận định.
Tuy nhiên, với chương trình đông lạnh xác người, "thời gian 6 giờ có thể kéo dài thành 6 ngày". trong đó, cơ quan được bảo quản ở môi trường cực lạnh, tiếp tục được tưới máu.
Năm ngoái, viện yinfeng đã tiếp nhận 100 khách hàng, 60 người cam kết họ muốn thực hiện quy trình đông lạnh xác.
Làm sống lại từng phần nội tạng cũng được xem như tiền đề để hồi sinh cho con người. Bất chấp những khó khăn, Drake cho biết khi tìm được giải pháp bảo quản các cơ quan, triển vọng hồi sinh được toàn bộ cơ thể là rất cao.
"Nó giống như giải một bài toán rất phức tạp bằng cách chia nhỏ ra và làm từng phần riêng lẻ. Sau đó, bạn ghép các phần này với nhau và cùng tìm ra đáp án", ông nói.
Bên cạnh cấy ghép nội tạng, nghiên cứu đông lạnh xác cũng được áp dụng để điều trị bệnh nhân đau tim, đột quỵ và chấn thương nặng. người bệnh có thể được làm mát cơ thể để ngăn tổn thương mô xảy ra. đây gọi là phương pháp "ngủ đông". mới đây, tại việt nam, một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đã được cứu sống bằng hình thức này.
Đối với các quân nhân từ chiến trường trở về bị gãy, cụt chân tay, thiết bị đưa họ vào trạng thái hạ thân nhiệt. bác sĩ có thêm thời gian vận chuyển họ đến cơ sở y tế để gắn lại các chi.
Chủ đề liên quan:
Câu chuyện sức khỏe cơ sở đông lạnh đông lạnh xác đông lạnh xác người ghi nhận hạ thân nhiệt lớn nhất phương pháp ngủ đông tin nóng trung quốc