Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Biotechnology, do tiến sĩ Adi Barzel dẫn đầu, hợp tác với Trung tâm Y tế Sourasky (Ichilov) và Trung tâm Liệu pháp Chuyên sâu Dotan.
Hai thập kỷ qua, cuộc sống của nhiều bệnh nhân aids được cải thiện nhờ các loại thuốc điều trị lâu dài, chuyển tình trạng bệnh gây t* vong sang mạn tính. tuy nhiên, giới khoa học cho rằng còn chặng đường dài trước khi tìm ra loại thuốc có thể chữa khỏi vĩnh viễn căn bệnh.
Tế bào B là loại tế bào bạch cầu hình thành trong tủy xương, tạo ra các kháng thể chống virus, vi khuẩn và mầm bệnh nói chung. Ở người trưởng thành, các tế bào B di chuyển vào máu và hệ thống bạch huyết, từ đó đến các bộ phận khác nhau.
Phòng thí nghiệm của tiến sĩ Barzel đã tiên phong nghiên cứu công nghệ sử dụng tế bào bạch cầu B, được biến đổi gene trong cơ thể bệnh nhân để giải phóng các kháng thể trung hòa chống lại virus HIV.
Các chuyên gia đã thực hiện kỹ thuật di truyền, sử dụng chất mang virus, có nguồn gốc từ virus được bất hoạt để không gây hại khi tiêm vào cơ thể. Chất mang này chỉ chứa các gene mã hóa, tương thích với tế bào B. Đặc biệt, các nhà khoa học có thể đưa chính xác kháng thể vào vị trí mong muốn trong bộ gene tế bào B.
Tế bào người (màu xanh) bị virus hiv (màu vàng) tấn công. ảnh: nih
Phương pháp hiệu quả trong thử nghiệm tiền lâm sàng. Tất cả động vật đều phản ứng tích cực, có lượng kháng thể cao trong máu, có thể vô hiệu virus HIV.
Quá trình chỉnh sửa gene của tế bào bạch cầu được thực hiện bằng công nghệ crispr, dựa trên hệ thống miễn dịch của vi khuẩn chống lại virus. trong đó, các vi khuẩn sử dụng hệ thống crispr như một loại "công cụ tìm kiếm phân tử" để tìm ra các chuỗi virus hiv và vô hiệu hóa chúng. bằng phương pháp này, các nhà khoa học có thể tạo ra các tế bào b mới ngay trong cơ thể bệnh nhân.
Theo các chuyên gia, hiện chưa có phương pháp di truyền nào giúp điều trị cho các bệnh nhân AIDS. Vì vậy, tiềm năng của nghiên cứu mới là rất lớn.
"Chúng tôi đã phát triển một hình thức điều trị có thể đánh bại virus chỉ qua một lần tiêm, khả năng cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân. Khi tế bào B gặp virus, virus sẽ kích thích chúng phân chia. Tức là chúng tôi đang sử dụng chính mầm bệnh để chống lại mầm bệnh. Hơn nữa, nếu virus thay đổi, các tế bào B cũng thay đổi theo. Thuốc có thể phát triển ngay trong cơ thể, đuổi kịp và đánh bại virus", tiến sĩ Barzel kết luận.