Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cỏ tranh – thanh nhiệt, lợi tiểu Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết.
Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Thường dùng chữa các chứng nóng trong cơ thể sinh khát, chảy máu cam, viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, nước tiểu vàng đỏ,… Trong nhân dân thường dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống thanh nhiệt, lợi tiểu.

Cỏ tranh còn có tên khác là cỏ săng, bạch mao, là cây sống lâu năm, thân rễ mọc bò lan dài sâu dưới đất, lá mọc đứng, hẹp, dài cứng, gân lá ở giữa phát triển, mặt trên nháp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc dễ cứa đứt chân tay. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng như bông, gió thổi bay đi rất xa.

Cây mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở vùng đồi núi. Bộ phận dùng làm Thu*c là thân rễ của cây cỏ tranh phơi khô, gọi là bạch mao căn.

Một số đơn Thu*c sử dụng cỏ tranh

- Lợi tiểu: Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.

- Thông tiểu tiện (dùng cho các trường hợp bí tiểu tiện): Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, mã đề 25g, hoa cúc 5g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều. Ngày dùng 50g pha với khoảng 1 lít nước, chia ra uống trong ngày vào lúc khát. Trẻ em 6 - 14 tuổi, mỗi ngày chỉ dùng 25g, pha với khoảng nửa lít nước.

- Trị tiểu buốt, tiểu rắt do thấp nhiệt: Rễ cỏ tranh 20g, lá tre 16g, hương nhu 16g, đinh lăng 20g, lá dâu 16g, rau diếp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

- thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù: Rễ cỏ tranh 15g, ý dĩ 50g, ngô 50g, râu ngô 15g. Trước tiên sắc rễ cỏ tranh và râu ngô lấy nước, sau đó cho ý dĩ và ngô vào nấu thành cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 5-7 ngày.

- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ít: Rễ cỏ tranh 12g, rau rệu 80g, mã đề 12g, rau má 12g, bồ công anh 16g, cỏ mần trầu 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống từ 5 - 7 ngày.

- Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 20g, mã đề thảo 20g, mộc thông 10g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng 1 tuần liền.

- Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang: Rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 15g, rau má 10g, hoa súng 15g, diếp cá 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 7 ngày 1 liệu trình.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Lương y Nguyễn Văn Quyết

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-tranhthanh-nhiet-loi-tieu-y-hoc-co-truyen-15163.html)

Tin cùng nội dung

  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY