Bạn nên biết hôm nay

Cơm nguội có gây ngộ độc?

Cơm nguội thừa từ bữa ăn trước thường được nhiều bà nội trợ giữ lại và hâm nóng để ăn mà không biết rằng nó có thể gây ngộ độc.
Cơm nguội thừa từ bữa ăn trước thường được nhiều bà nội trợ giữ lại và hâm nóng để ăn mà không biết rằng nó có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, không phải việc hâm nóng là nguyên nhân gây ngộ độc mà là do cách thức bảo quản cơm trước khi được hâm nóng.

gây ngộ độc

Ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu, và dù đã được rang hoặc hâm nóng lại vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi. Thời gian để cơm nguội ở nhiệt độ thường trong phòng càng dài thì lượng độc tố và vi khuẩn càng phát triển nhiều. Dù có rang hoặc hâm lại cơm cũng không thể loại bỏ được các độc tố này, cũng như không tiêu diệt được vi khuẩn. Nguyên nhân là do trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, cơm là một dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên (hâm nóng hoặc hấp hoặc rang lại nhiều lần) sẽ biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Bằng mắt thường có thể cảm thấy cơm nguội có xu hướng dẻo hơn, mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ đóng cứng lại và khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.

Tốt nhất, nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Nên ăn cơm ngay khi được nấu chín, nếu không thể được, làm nguội cơm càng nhanh càng tốt, tốt nhất trong vòng một giờ. Bảo quản cơm trong tủ lạnh không quá một ngày cho tới khi được hâm nóng lại. Nếu đã lấy cơm ra ngoài nên dùng hết trong vòng 5 tiếng.

Trong trường hợp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa không có tủ lạnh, để bảo quản cần đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát để nguội, không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm. Nên dùng rổ thưa đậy lại chứ không dùng nắp đậy kín nồi cơm nóng vì sẽ khiến cơm nhanh bị thiu do hấp hơi nước.

Tuy nhiên cũng chỉ nên dùng cơm để bên ngoài dưới 6 giờ hoặc bảo quản trong tủ lạnh dưới 24 giờ. Không nên hâm, rang hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất chất dinh dưỡng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-com-nguoi-co-gay-ngo-doc-19558.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.