Tai , Mũi , Họng hôm nay

Con bị viêm tai giữa kèm đau bụng nên sụt cân rất nhanh, con phải làm sao?

(Mangyte) - Từ lúc sụt ký, da xanh xao nên con đã uống thêm viên sủi bổ trợ vitamin C kèm mật ong và viên sắt nhưng vẫn gầy mãi.

Chào bác sĩ,

Con năm nay 22 tuổi, ">bị khoảng 2-3 tháng, mức độ ở mức nhẹ vì tai con không nhức đau buốt, cũng như không chảy mủ tai, với lại con có uống Thu*c đều đặn.

Lúc đầu con hơi buồn vì cứ đau tai miết nên con có ăn ít lại, cũng thức khuya học bài nhiều. Con hay đi tiểu nhiều (uống nước xong là đi tiểu) và hay đi ngoài nữa. Do đó con từ 42kg giảm xuống còn 37,5kg trong 2 tháng.

Và có khả năng con bị bệnh đường ruột. Bụng con cứ kêu rột rột, một tuần đi ngoài khoảng 3-4 lần, phân sống chứ không bị tiêu chảy. Con ngày càng gầy đi, không còn thèm ăn.

Từ lúc sụt ký, da xanh xao nên con đã uống thêm viên sủi bổ trợ vitamin C kèm mật ong và viên sắt dành cho các bà bầu nhưng vẫn gầy mãi.

Xin BS cung cấp cho con một chế độ ăn uống ngủ nghỉ khoa học nhất để con có thể lấy lại được thể trạng lúc xưa. Mong BS sớm hồi âm cho con.

(Luu Ly - leluuly…@gmail.com)

Trả lời:

Cháu Luu Ly thân mến!

Qua thư cháu, BS thấy là cháu 22 tuổi mà nặng 37,5 kg là gầy quá, như vậy khó có thể duy trì sức khỏe cho học tập và công tác lâu dài được. Về bệnh lý:

(VTG): Theo thư thì cháu đã bị VTG mạn vì thời gian mắc bệnh 2-3 tháng. Đây là một bệnh khá phức tạp về tổn thương bệnh lý, nguyên nhân, ảnh hưởng tổng trạng chung, chất lượng sống và đôi khi là sinh mạng của người bệnh (do biến chứng gây nên)...

VTG mạn phải được điều trị đúng phương pháp. Do đó cháu không nên xem thường khi chưa được các BS chuyên khoa khám và đánh giá đầy đủ.

Những rối loạn của đường ruột của cháu là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới tổng trạng, có thể do:

- Các tổn thương gây ra tại ruột: nhiễm ký sinh trùng (giun sán các loại), vi khuẩn, siêu vi, nấm..

- Do các bệnh của gan, tụy, dạ dày... hay các bệnh nội khoa, nội tiết khác...

- Do thức ăn không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Do dùng Thu*c kháng sinh tùy tiện, gây kháng Thu*c đối với vi khuẩn gây bệnh, đồng thời gây tổn hại hệ vi khuẩn đường ruột, diệt vi khuẩn có ích của đường ruột, gây rối loạn chuyển hóa, hấp thu của ruột…

Dịch của VTG mạn có chứa nhiều vi khuẩn chảy xuống họng (qua lỗ thông tai vòi đi từ tai giữa xuống vòm hầu tới ruột) gây viêm đường ruột, gây tiêu chảy, phân sống.

Có thể cháu đang mắc phải vòng luẩn quẩn: chẩn đoán không đúng, điều trị sai, bệnh không khỏi, gây tiêu chảy, suy nhược, làm giảm sức đề kháng, lại dẫn tới bệnh tái phát lại...

Để chấm dứt vòng luẩn quẩn này, cháu nên:

- Khám chuyên khoa Tai mũi họng để xác định chính xác tổn thương VTG (nếu có), từ đó có phương cách trị liệu phù hợp nhất như chăm sóc tai, dùng Thu*c. Điều trị bệnh lý liên quan như viêm họng, amidan (amydale), viêm xoang, viêm mũi dị ứng...

- Dùng Thu*c kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ, phải có sự đánh giá các tác dụng phụ của việc dùng Thu*c.

- Khám chuyên khoa về tiêu hóa để xác định nguyên nhân tiêu hóa không tốt gây tiêu chảy. Từ đó mới có hướng trị liệu hiệu quả.

- Thời gian biểu làm việc, nghỉ và ngủ hợp lý: sau 1-2 giờ học tập phải nghỉ giải lao, thư giãn 10-15 phút, nên ngủ 7-8 giờ/ngày. Sau một tuần học tập nên có một buổi hay một ngày giải trí ngoài trời như: xem văn nghệ hay tham dự các câu lạc bộ mà mình yêu thích....

- Tập thể dục hàng ngày: 10- 15 phút như: nhảy dây, chạy bộ...

- Chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm, đường, béo, vitamin... ăn uống hợp vệ sinh. Thỉnh thoảng phải tắm nắng lúc sáng sớm vì thiếu vitamin D cũng gây nhiều rối loạn về chuyển hóa, đề kháng...

- Mỗi năm nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Chúc cháu mau bình phục, có sức khỏe tốt, học tập, công tác tốt, yêu đời, hạnh phúc.

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-con-bi-viem-tai-giua-kem-dau-bung-nen-sut-can-rat-nhanh-con-phai-lam-sao-4452.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai dẫn đến nghe kém. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy Thu*c. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài Thu*c Đông y hỗ trợ và dự phòng tái phát như sau:
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY