Bài thuốc dân gian hôm nay

Con dơi làm thức ăn và Thuốc

Ở nước ta có nhiều dơi nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long như ở Sóc Trăng có loại dơi quạ (Họ Pteropodidae) có con nặng 1kg. Từ xa xưa dơi được làm thức ăn và Thuốc để phòng và chữa bênh. Thịt dơi có tiếng ngon ngọt.
Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh đã ghi con dơi (Biên bức, Phu dực, Phi thử (chuột bay) thịt vị ngọt, khí bình, không độc. Làm khoan khoái trong lòng, lợi tiểu, tiêu phù, sáng mắt, trị băng huyết, bạch đới, nhọt lở, hen xuyễn, sốt rét cơn (SR muỗi truyền). Theo ý kiến của Ds Bùi Kim Tùng nếu hệ thống lại những tính chất đó thì thịt dơi có đặc tính độc đáo nằm trong mạch khí của âm kiểu. Thịt dơi làm thông âm kiểu và bổ thận âm.

Phân dơi là vị Thuốc được dùng phổ biến có vị cay, tính bình, không độc. Dùng trị mắt mờ, trứng cá trên mặt, tràng nhạc, hồi hộp, kinh sợ tích tụ, thai ch*t, thai ngang…(?)

Loài dơi có nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực: Các nhà tim mạch, sản khoa đều đang nghiên cứu con dơi. Các ngành khoa học điện tử và chế tạo vũ khí cũng đang nghiên cứu về các tiềm năng của dơi… Do đời sống lâu hơn so với nhiều con vật khác nên các nhà di truyền học và Tim mạch học quan tâm dùng giống dơi Myotis lucifygus có con sống đến 32 năm (Hoa kỳ 1987). Điều kỳ lạ là dơi suốt đời sống bằng thức ăn béo từ côn trùng mà không bị ảnh hưởng xấu không có sự khác biệt nào giữa con dơi 20 tuổi với con dới 1 tuổi (Bs Philip Krutzich ĐH Y Pittsburgh). Dơi có khả năng kháng nhiều bệnh kể cả bệnh dại đã làm ch*t các loài có vú khác. Dơi cái có khả năng gìn giữ tinh trùng của con đực đến lúc nào đến mùa nó cần sử dụng để thụ thai. Loài dơi “pallid bat” ở Mexico chuyên săn bắt những loài cực độc để ăn như bò cạp, rít. Ở Mỹ người ta bảo vệ dơi vì 1 đêm dơi ăn 500.000kg côn trùng gây hại cho nông nghiệp. Từ năm 1994 các nhà khoa học tranh luận về giả thuyết con người chúng ta nhiều triệu năm về trước, là họ hàng gần gũi của loài dơi và giữa dơi với vượn có nhiều điểm giống nhau.

Để có dơi làm thức ăn Thuốc: Phải bắt dơi vào ban ngày. Khi làm thịt bắt từng con nhúng vào nước thật sôi cho ch*t, kỳ sạch lông, mổ bụng bỏ hết nội tạng, chỉ lấy phần thịt rửa sạch máu rồi đem chế biến làm các món ăn.

- Máu dơi: Pha rượu uống để có sức khỏe sung mãn.

- Óc dơi: Chữa bệnh ung nhọt trong cơ thể (Trung dược học)

- Thịt dơi: Chữa bệnh cho trẻ em bị ốm yếu, nhiều đàm (hen xuyễn) cổ nổi nhiều hạch. Dùng thịt dơi băm với thịt heo nạc tương muối chưng cho trẻ ăn. Hoặc nấu thành canh để ăn với cơm. Có hiệu quả rõ ở những trường hợp bệnh do đàm.

- Ung nhọt trong bắp thịt (áp – xe?): Bắt 10 con dơi làm thịt chưng lấy nước uống. Uống liên tục cho đến khi khỏi (kinh nghiệm vùng Tây bắc Nam hải).

- Các bệnh phụ khoa: Thiếu máu sau sinh, bế kinh, bạch đới, tử cung lạnh không sinh đẻ, suy nhược mệt mỏi, phong tê… Dùng thịt dơi phối hợp thịt heo, gà, thêm các vị Thuốc thanh bổ như hoài sơn, kỷ tử rồi chưng lên ăn.

- Sáng mắt, thịt dơi xào cà rốt: Ăn nhiều lần.

- Chữa chứng đau nhức đầu chóng mặt: Nấu ăn thịt dơi với bí đỏ.

- Chữa ho lâu ngày: Xào thịt dơi với củ cải.

Ngoài ra, thịt dơi có thể nấu hoặc xào với hoa hẹ, mướp đắng, hành…

Huyết và thịt dơi, trong thực tế đã đem đến những hiệu quả cho mọi người vì có lẽ nó bổ âm, mà con người ta thì thường “âm thường bất túc, dương thường hữu dư”. Đó là lý do hiện nay giá bán dơi lên cao. Sự kiện trên làm cho tình trạng săn bắt dơi trở nên nguy hiểm cho hệ sinh thái. Vấn đề nuôi phát triển dơi để phục vụ cho yêu cầu dinh dưỡng và chữa bệnh cũng nên được đề ra đối với các ngành liên quan và nên dùng dơi với mục đích phòng chữa bệnh hơn là để ăn nhậu xa xỉ…

BS. Phó Đức Thuần

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/con-doi-lam-thuc-an-va-thuoc-n113732.html)
Từ khóa: con doi

Chủ đề liên quan:

con doi thức ăn

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY