Tâm sự hôm nay

Con đường dẫn tôi đến với nam khoa

Nhớ lại hồi còn học Y5, khi mà mỗi đứa sinh viên chúng tôi đều có những dự định chọn chuyên ngành mình sẽ theo đuổi sau này, tuy là nữ nhưng tôi lại thích tìm hiểu về chuyên ngành nam học, đặc biệt về mảng vô sinh nam.
Nhớ lại hồi còn học Y5, khi mà mỗi đứa sinh viên chúng tôi đều có những dự định chọn chuyên ngành mình sẽ theo đuổi sau này, tuy là nữ nhưng tôi lại thích tìm hiểu về chuyên ngành nam học, đặc biệt về mảng vô sinh nam. Khi còn đi học, do phải lo bài vở trên lớp và trong trường cũng không giảng dạy về bộ môn này nên tôi chưa có điều kiện tìm hiểu về nó. Bây giờ đã tốt nghiệp, là một tân bác sĩ, tôi hiểu mình cần có sự lựa chọn để theo đuổi ngành mà mình yêu thích và phát triển nó. Vậy là với tất cả quyết tâm và vượt qua những rào cản về giới tính, tôi đã xin học thêm về chuyên ngành nam học này.

Những buổi học đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ và một chút khó khăn trong việc thăm khám bệnh nhân cũng như tìm hiểu về S*nh l* nam giới, nhưng được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của những người thầy, người anh trong chuyên ngành nam học đã dần dần tháo gỡ những khúc mắc và khó khăn trong tôi. Càng đi sâu tìm hiểu tôi càng thấy đây là một ngành học rất hay. Nam học không chỉ là một ngành thiên về T*nh d*c như người ta thường nghĩ, mà nó là một chuyên ngành rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những vấn đề về tâm lý gia đình và xã hội. Nói một cách khác, nam học chính là một chuyên ngành y học mang tính xã hội sâu sắc. Từ những rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, T*nh d*c đồng giới, T*nh d*c lưỡng giới cho đến những vấn đề lớn như vô sinh nam, rối loạn sự biệt hóa giới tính cũng như các bất thường ở bộ máy sinh sản của người nam giới.

Một bệnh nào đó nói chung đều có những nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng khác nhau. Để điều trị tốt cho người bệnh đòi hỏi người thầy Thu*c không chỉ nắm vững lý thuyết mà phải có kiến thức lâm sàng phong phú. Với tôi, mỗi người bệnh đến khám đều mang một câu chuyện khác nhau và đều để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Như trường hợp của một cặp vợ chồng 25 tuổi đi khám vô sinh là một ví dụ. Nhìn sắc mặt của hai vợ chồng khi bước vào phòng khám có vẻ buồn sau hơn 1 năm trời lấy nhau mà chưa có con. Anh chồng tâm sự: “Hồi trẻ, khi còn yêu nhau, em và vợ em bây giờ đã có quan hệ T*nh d*c, vợ em cũng mang bầu 2 lần nhưng hồi đấy do công việc cả hai đứa còn chưa ổn định nên bọn em đã chủ động bỏ thai. Lấy nhau được thời gian ngắn thì em bị quai bị và bị biến chứng sưng đau tinh hoàn hai bên. Vợ chồng em bây giờ kinh tế cũng ổn định hơn và cũng muốn có con nhưng hơn 1 năm nay mà vẫn chưa thấy có được”. Qua thăm khám người chồng thấy tinh hoàn hai bên teo nhỏ, xét nghiệm tinh dịch đồ kết quả là không có tinh trùng. Bác sĩ tư vấn cho hai vợ chồng: “Biện pháp tốt nhất của hai bạn bây giờ là đi làm thụ tinh ống nghiệm và phải xin tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng vì tinh hoàn của chồng đã bị teo nhỏ, chức năng sản xuất tinh trùng không còn nữa. Thoáng nhìn thấy nét buồn càng hiện rõ trên khuôn mặt của cả hai vợ chồng sau khi nhận xét nghiệm và tư vấn của bác sĩ, nhưng dường như hiểu được mình không có lựa chọn nào khác, họ cảm ơn bác sĩ và ngậm ngùi ra về. Hơn 2 năm sau, cũng tại phòng khám này có một đôi vợ chồng dắt theo bé gái chừng 1 tuổi bước vào. Nhận ra bệnh nhân cũ, cả phòng khám vui mừng hỏi thăm về đứa bé. Anh chồng kể lại: “Hôm đó, sau khi nghe tư vấn của bác sĩ, tuy rất buồn nhưng vợ chồng em đưa ra quyết định làm hỗ trợ sinh sản như lời bác sĩ nói và thật may mắn là vợ em cũng đậu thai ngay lần đầu làm và đây là con gái của chúng em, gia đình em sống rất hạnh phúc. Hôm nay, vợ chồng em đến đây để cảm ơn các bác sĩ, nhờ có những tư vấn của bác sĩ mà vợ chồng em có được niềm hạnh phúc lớn lao mà tưởng chừng như bọn em không thể có lại được”.

BS. Nguyễn Thị Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-con-duong-dan-toi-den-voi-nam-khoa-6149.html)
Từ khóa: nam khoa

Chủ đề liên quan:

nam khoa

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY