Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Cộng hưởng từ tuyến vú

Cộng hưởng từ tuyến vú (hoặc MRI tuyến vú - breast MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát hiện ung thư và các bất thường khác ở tuyến vú.

cộng hưởng từ tuyến vú là gì?

cộng hưởng từ tuyến vú (hoặc MRI tuyến vú - breast MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát hiện ung thư và các bất thường khác ở tuyến vú.

Chụp MRI tuyến vú thu lại nhiều hình ảnh của tuyến vú. Các hình ảnh này được kết hợp với nhau nhờ sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của tuyến vú.

MRI tuyến vú thường được thực hiện sau khi bạn đã được sinh thiết tuyến vú và kết quả là ung thư, và bác sĩ của bạn cần thêm thông tin về mức độ lan rộng của ung thư. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như đối với những phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao, MRI tuyến vú và nhũ ảnh là công cụ để tầm soát ung thư vú.

Xem thêm bài viết Ung thư vú , Nhũ ảnh và Chụp MRI

Tại sao phải chụp cộng hưởng từ tuyến vú?

MRI tuyến vú thường được sử dụng để tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có nguy cơ cao. MRI tuyến vú còn được dùng để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư vú. Bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI tuyến vú nếu:

    Bạn đã được chẩn đoán ung thư vú, và bác sĩ của bạn muốn xác định mức độ lan rộng của ung thư.
Nếu bạn không chắc chắn là mình có nguy cơ cao hay không, hãy hỏi bác sĩ của bạn để giúp bạn ước tính nguy cơ của mình. Bạn sẽ được giới thiệu đến một phòng khám tuyến vú hoặc đến bác sĩ chuyên khoa về tuyến vú, người có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ của bản thân và lựa chọn phương thức tầm soát cho riêng bạn.

MRI tuyến vú được dùng để hỗ trợ cho chụp nhũ ảnh hay các phương tiện khảo sát hình ảnh khác của tuyến vú, nhưng không thay thế cho chụp nhũ ảnh. Mặc dù có độ nhạy cao, MRI tuyến vú vẫn có thể bỏ sót một số ung thư vú mà nhũ ảnh thấy được.

Xin tham khảo thêm công cụ tính nguy cơ ung thư vú của bạn (The Breast Cancer Risk Assessment Tool).

Những nguy cơ khi chụp cộng hưởng từ tuyến vú?

MRI tuyến vú là kỹ thuật an toàn và không gây nhiễm bức xạ. Nhưng cũng như các khảo sát khác, nó cũng có những nguy cơ, chẳng hạn như:

    Nguy cơ có kết quả dương tính giả. MRI có thể ghi nhận một vùng tổn thương nghi ngờ mà sau khi đánh giá thêm thì kết quả lại là tổn thương lành tính. Những trường hợp này được gọi là "dương tính giả". Một kết quả dương tính giả nếu khiến bạn phải làm thêm xét nghiệm bổ sung chẳng hạn như sinh thiết để đánh giá tổn thương nghi ngờ, sẽ gây ra những lo lắng không cần thiết.
  • Nguy cơ phản ứng với Thu*c tương phản từ. Chụp MRI tuyến vú thường cần phải tiêm một loại Thu*c gọi là Thu*c tương phản từ để làm cho hình ảnh rõ ràng hơn. Thu*c này có khả năng gây ra phản ứng dị ứng, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở những người có bệnh thận.

Cần chuẩn bị gì khi chụp cộng hưởng từ tuyến vú?

Để chuẩn bị cho chụp MRI tuyến vú, bác sĩ có thể đề nghị bạn:

    Hẹn lịch chụp MRI tuyến vú vào đầu chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu bạn ở giai đoạn tiền mãn kinh, cơ sở chụp MRI sẽ hẹn lịch cho bạn vào một thời điểm nhất định của chu kỳ kinh nguyệt, trong khoảng ngày thứ 7 đến ngày thứ 14. Nói cho cơ sở nơi bạn chụp biết bạn đang ở ngày thứ mấy của chu kỳ kinh nguyệt, để họ có thể sắp đặt thời gian chụp MRI tuyến vú tối ưu cho bạn.
  • Cho bác sĩ biết về tình trạng dị ứng của bạn. Hầu hết các kỹ thuật chụp MRI đều cần sử dụng một loại Thu*c tương phản từ để làm cho hình ảnh rõ ràng hơn. Thu*c tương phản từ được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Cho bác sĩ biết về tình trạng dị ứng của bạn để tránh các biến chứng của Thu*c tương phản.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn có bệnh thận. Thu*c tương phản từ thường được sử dụng để làm hình ảnh MRI rõ hơn là gadolinium, có thể gây ra các biến chứng nặng ở những người có vấn đề về thận. Cho bác sĩ biết nếu bạn có bệnh lí thận.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. MRI nói chung là không khuyến cáo chụp cho phụ nữ mang thai.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn ngưng hai ngày sau khi chụp MRI có tiêm Thu*c tương phản từ. Trường Cao đẳng X quang Mỹ - American College of Radiology đã công bố rằng khả năng Thu*c tương phản từ gây ra những nguy cơ cho em bé là cực kì thấp. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến điều này thì ngưng cho con bú trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi chụp MRI, để cơ thể bạn có thời gian thải hết Thu*c tương phản từ. Trong thời gian này bạn có thể hút sữa bỏ đi. Trước khi chụp MRI có tiêm Thu*c tương phản từ, bạn có thể hút và dự trữ sữa để cho bé bú.
  • Không mang bất cứ vật gì bằng kim loại trong lúc chụp MRI. Các vật bằng kim loại: như vòng cổ, kẹp tóc và đồng hồ, có thể bị hư hỏng khi vào phòng MRI. Để các vật kim loại tại nhà hoặc tháo ra trước khi chụp MRI.
  • Cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có các thiết bị y tế cấy ghép trong người. Nếu bạn có các thiết bị y tế cấy ghép trong người, chẳng hạn như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, hoặc que cấy Thu*c, hoặc khớp giả, báo cho bác sĩ của bạn biết trước khi chụp MRI.

Những gì sẽ diễn ra trong qui trình chụp MRI tuyến vú

Khi bạn đến buổi hẹn để chụp MRI tuyến vú, nhân viên cơ sở chụp MRI sẽ đưa cho bạn một chiếc áo choàng và một chiếc váy. Bạn sẽ được hướng dẫn thay quần áo và cởi bỏ đồ trang sức. Nếu bạn bị chứng sợ không gian hẹp, hãy nói với bác sĩ của bạn trước khi chụp MRI tuyến vú. Bạn có thể được cho dùng một loại Thu*c an thần nhẹ.

Thu*c tương phản từ được tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay để làm rõ các mô hoặc mạch máu trên hình MRI.

Máy MRI có một lỗ tròn lớn ở giữa máy. Trong khi chụp MRI tuyến vú, bạn nằm úp mặt trên một bàn dài. Vú của bạn để gọn trong hai lỗ trống trên bàn bên trong có chứa coil (cuộn thu) vú – đó là bộ phận có thể phát hiện tín hiệu từ trường từ máy MRI. Sau đó toàn bộ bàn sẽ trượt vào bên trong lỗ tròn ở giữa máy.

Máy MRI tạo ra từ trường xung quanh bạn và sóng vô tuyến hướng vào cơ thể của bạn. Bạn sẽ không cảm nhận được từ trường hoặc sóng vô tuyến, nhưng bạn sẽ nghe được những tiếng gõ hay tiếng vang rất lớn từ bên trong máy. Do đó, bạn sẽ được cho mang nút nhét tai để tránh những tiếng ồn này.

Trong khi chụp, các kỹ thuật viên ở trong một phòng khác theo dõi bạn. Bạn có thể nói chuyện với họ thông qua một micro. Bạn sẽ được hướng dẫn để hít thở bình thường nhưng vẫn phải nằm im trên bàn.

Chụp MRI tuyến vú có thể mất khoảng 30 phút đến một giờ.

Kết quả sau khi chụp cộng hưởng từ tuyến vú

Một bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ xem các hình ảnh MRI tuyến vú của bạn, và một thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ liên lạc và thảo luận các kết quả với bạn.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/breast-mri/basics/definition/PRC-20020473
http://www.cancer.gov/bcrisktool/

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-huong-tu-tuyen-vu-462.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi mới sinh con hầu hết các bà mẹ trẻ đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc núi đôi khiến hiện tượng viêm tắc tia sữa dễ xảy ra.
  • Đau vú không phải là dấu hiệu của bệnh nặng, hầu hết không gây khó chịu, chỉ làm lo lắng nếu bệnh nhân hiểu nhầm đau vú là dấu hiệu ung thư.
  • Cháu là con trai, năm nay 19 tuổi, cao 1,70m, nặng 58kg, thể lực bình thường, nhưng hai bên vú của cháu to gần như phụ nữ...
  • Khoảng 3 tháng gần đây ở cả hai bên ngực tôi xuất hiện một nang mềm, không đau. Tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói bị dị sản nang.
  • Phì đại tuyến vú là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của mô tuyến vú.
  • Kể từ thời điểm phát triển đến khi mang thai và mãn kinh vú của người phụ nữ thay đổi liên tục. Nhiều thay đổi lành tính của vú có thể cần phải điều trị hoặc không.
  • Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao... Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn và không gây đau nhờ sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của não và thân não.
  • MRI là viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging). Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn, không gây đau để tạo ra hình ảnh các mô, các nội tạng cũng như các cấu trúc khác bên trong cơ thể.
  • MRCP là viết tắt của Magnetic Resonance Cholangiopancreatography: cộng hưởng từ mật tụy. Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP Scan) là kỹ thuật sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh của gan, ống dẫn mật, túi mật và tuyến tụy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY