Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Cong vẹo cột sống gây hậu quả nghiêm trọng

Cong vẹo cột sống (CVCS) là chứng bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 1 - 4% dân số. Bệnh tiến triển từ từ, kéo dài, có thể khiến người bệnh chủ quan không để ý. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống, đệm giữa bằng những đĩa đệm. Cột sống hình chữ S khi nhìn nghiêng, nhìn từ phía sau thì thấy cột sống vẫn thẳng. Nhờ vậy, nó mềm dẻo, cử động dễ dàng, chịu được trọng tải của cơ thể và khi mang vác đồ vật. Gân, cơ, dây chằng, có tác dụng neo giữ cột sống, giúp cột sống thực hiện được các động tác như cúi ngửa nghiêng xoay. Khi cột sống cũng như gân, cơ, dây chằng bị hư hỏng thì cột sống sẽ bị cong vẹo.

Biểu hiện và tác hại của chứng CVCS

Đầu tiên là thay đổi đường cong S*nh l* của cột sống và hai vai mất cân đối, không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra. Ngoài ra có thể thấy ụ lồi trên lưng do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên. Có thể bị gù, đặc biệt ở vùng lưng, thắt lưng, thường gù cong đều khiến đầu có xu hướng nhô ra trước. Nếu bị ưỡn, cột sống vùng thắt lưng cong ra phía trước, vai so lại.

Bệnh tiến triển từ từ, kéo dài, có thể khiến người bệnh chủ quan không để ý. Tuy nhiên, có thể dẫn đến các nghiêm trọng">hậu quả nghiêm trọng. Ngoại hình người bệnh mất cân đối, gây mặc cảm, hạn chế hoạt động xã hội. Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị lép do xương sườn xẹp, chèn ép như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh. Các trẻ phát hiện vẹo càng sớm thì những biến dạng cột sống và các cơ quan trong cơ thể càng nặng. Trẻ CVCS phát hiện sớm trước 10 tuổi thường tiên lượng nặng, bệnh nhân khó sống qua tuổi 30. Do vậy, cần phải phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Điều trị CVCS

Người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tích cực thay đổi các điều kiện ăn uống, sinh hoạt để giảm tải lên cột sống, làm vững mạnh cột sống và nắn chỉnh cột sống phù hợp. Bệnh nhân, gia đình, trường học, xã hội cần kết hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tốt nhất để điều trị và dự phòng hiệu quả CVCS. Nếu vẹo ở mức độ nhẹ và vừa ở lứa tuổi từ 18 trở lên thì không cần điều trị vì vẹo sẽ không tiến triển thêm, có điều trị cũng không kết quả. Hiện có 3 cách điều trị CVCS: nếu góc VCS dưới 20 độ thì chỉ cần theo dõi cho trẻ, định kỳ đến khám bác sĩ chuyên khoa khớp. Nếu góc VCS giữa 20 và 40 độ thì cần mang áo nẹp chỉnh hình. Trẻ hai chân dài không đều sẽ được dùng giày chỉnh hình. Áo nẹp đóng vai trò chủ yếu, mặc ít nhất mỗi ngày 10 giờ liên tục (tốt nhất là mặc tối đi ngủ đến sáng). Việc điều trị thường cho kết quả tốt. Với người trưởng thành, áo chỉnh hình chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời, không thể sửa chữa các đường cong. Trẻ có góc vẹo trên 40 độ và những bệnh nhân bị đau kiểu rễ thần kinh liên tục và tiến triển có thể phải phẫu thuật. Theo PGS. Võ Văn Thành, những trường hợp nặng từ 40 độ trở lên sẽ được phẫu thuật bằng kỹ thuật khoan cột sống lối sau để bắt ốc chân cung hình phễu với các thanh nối dọc để nắn chỉnh và cố định cột sống. Nếu góc vẹo trên 60 độ là tình trạng nặng. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất phức tạp.

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong điều trị CVCS: vật lý trị liệu giúp kéo giãn các cơ co rút và làm mạnh cơ, tập thở và tư thế đúng trong sinh hoạt và học tập để bệnh không tiến triển nhanh hơn. Tuỳ thuộc vào độ vẹo và lứa tuổi mà có chương trình điều trị khác nhau: Tập vật lý trị liệu ít nhất mỗi tuần 1 lần. Trường hợp vẹo nhẹ (góc Cobb dưới 20 độ), nên thực tập các động tác kéo giãn và tập mạnh cơ thân mình, đu xà và bơi lội cũng rất tốt. Nếu vẹo vừa (góc Cobb 25-40 độ), phải tích cực mặc áo nẹp và vật lý trị liệu, tự tập các bài tập mạnh cơ và đu xà tại nhà mỗi ngày.

Làm gì để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc CVCS?

Chế độ ăn uống, tắm nắng: Phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn đủ protein, chất khoáng và vitamin. Trẻ em cần được hoạt động vui chơi ngoài trời, tắm nắng thường xuyên, khoảng 20 phút/ngày, từ 6-8h sáng và 4-6h chiều. Tắm nắng thường xuyên có thể tạo ra tới 80% nhu cầu vitamin D của cơ thể, giúp cho xương chắc khỏe.

Chế độ sinh hoạt: tạo cho trẻ tư thế ngồi học ngay ngắn, ở nơi có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của trẻ. Chiều rộng của mặt ghế nên rộng hơn xương chậu 10cm, chiều sâu bằng 2/3 chiều dài của đùi, chiều cao bằng chiều cao của cẳng chân cộng với chiều cao của bàn chân và dép. Trẻ ngồi thoải mái, không bị nhô vai lên hay hạ vai xuống. Khoảng cách từ lưng ghế đến mép bàn phải lớn hơn đường kính trước sau của lồng ngực 3-5cm để trẻ có thể tựa lưng vào ghế. Trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể, đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía. Nếu quá nhiều sách vở và đồ dùng, cần mua cặp sách kéo cho trẻ. Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm CVCS để có thể xử trí và điều trị kịp thời. Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng CVCS được thực hiện từ 3-7 tuổi. Học sinh cần tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội). Tránh bắt trẻ phải lao động nặng sớm, nhất là gánh, xách hay đội nặng, lao động và tập luyện vừa sức và cân đối với tuổi. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để phòng các bệnh lao, bại liệt…

Khi phát hiện trẻ bị CVCS, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khớp hay chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng để thăm khám. Đến khám càng sớm, cơ hội cứu chữa càng cao, chi phí điều trị cũng ít tốn kém.

PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cong-veo-cot-song-gay-hau-qua-nghiem-trong-n116267.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong lớp 3 của con tôi đang học, có cháu bị vẹo cột sống. Nghe nói trước đây cháu bình thường.
  • Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình.
  • Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy... Vậy ngoáy tai thường xuyên có tốt không?
  • Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hóa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa.
  • Nghề nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi dài ngày nên dễ bị đau cột sống. Bệnh lý này làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp T*i n*n và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY