Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Covid-19: Những sự thật ám ảnh diễn ra dưới bộ giáp của nhân viên y tế

Vẻ bề ngoài điềm tĩnh của nhân viên y tế chính là bộ giáp duy nhất còn lại mà họ có - một bác sĩ tại khoa tâm thần Dr.Gold (Mỹ) viết.

Giữa đại dịch COVID-19, đa số mọi người đều đang nói về nhu cầu cấp thiết đối với thiết bị phòng hộ cá nhân, chia sẻ mối quan tâm về việc thiếu khẩu trang, mặt nạ và nhu cầu thí nghiệm để tìm ra Thu*c điều trị đặc hiệu và vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19. Nhưng có rất ít người nói về nguy cơ tiềm tàng về cuộc khủng hoảng tinh thần mà các phải đối mặt ở tuyến đầu chống dịch.

Không ngủ được, khóc nhiều hơn

Với cái nhìn của một người bên ngoài, trông rất mạnh mẽ và kiên cường khi đối mặt với đại dịch hiện nay. Họ cũng chính là người truyền cảm hứng cho thông điệp "We stay at work for you, please stay at home for us" (Chúng tôi đi làm vì bạn, bãn hãy ở nhà vì chúng ta).

Một bác sĩ làm việc tại khoa tâm thần Dr.Gold (Mỹ) viết: "Là một bác sĩ tâm thần, tôi dành phần lớn cuộc đời để quan sát và lắng nghe bệnh nhân, tôi thấy rằng vẻ bề ngoài điềm tĩnh của chính là bộ giáp duy nhất còn lại mà họ có. Ẩn bên dưới bộ giáp này, nhiều hầu hết lại lo lắng, sợ hãi khi ngồi cùng nhau. Họ không ngủ được. Thậm chí họ còn khóc nhiều hơn."

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí JAMA Network Open đã đánh giá sức khỏe tâm thần của gần 1.300 ở Trung Quốc đã và đang điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Nghiên cứu dựa trên các triệu chứng về trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và mệt mỏi của các nhân viên y tế. Họ đã đưa ra một cái nhìn mới và sâu sắc cho người đọc về nhân viên y tế-những người trực tiếp tham gia chiến đấu với đại dịch.

Bác sĩ Jianbo Lai, công tác tại khoa tâm thần Bệnh viện Đại học Y khoa Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc, tác giả chính của nghiên cứu cùng các đồng nghiệp đã xem xét vấn đề tâm trí của các làm việc tại 34 bệnh viện hoặc khu vực cách ly dành riêng cho bệnh nhân COVID-19. Kể cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trực tuyến, miễn có liên quan trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho những người mắc COVID-19 đều là tâm điểm của nghiên cứu.

Họ cho rằng những người này có nguy cơ cao bị mắc các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, vì số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng gia tăng, quá tải công việc, tin tức, không được trang bị đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân và thiếu Thu*c điều trị.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm rằng, các nghiên cứu hiện tại cho thấy trong những tình huống tương tự, cũng gặp phải sự kỳ thị vì sợ bị lây nhiễm cho chính họ và gia đình của họ.

Một nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai gục xuống nghỉ ngay trên chồng sổ sách buổi sáng. Người chụp hình cũng là một đồng nghiệp bình luận: "Cô ấy, cũng như chúng tôi, đã quá mệt mỏi những ngày qua, không có người để thay ca".

Một tài xế xe cứu thương và Kỹ thuật viên cấp cứu ngủ trưa giữa các cuộc gọi ngay trong xe cứu thương, bên ngoài Bệnh viện Bronx-Lebanon, ngày 02/4/2020. REUTERS / Brendan Mcdermid

Một nhân viên y tế nghỉ nghỉ ngơi bên ngoài Trung tâm y tế Wyckoff Heights ở Brooklyn, ngày 05/4/2020. REUTERS / Jeenah Moon

Các nhân viên y tế ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) động viên nhau trong khu vực cách ly của một bệnh viện. Ảnh: AFP

Những con số ám ảnh

Nhóm nghiên cứu của BS. Jianbo Lai đã thu thập dữ liệu nhân khẩu học, các chỉ số đánh giá sức khỏe tâm thần trên 1.257 nhân viên y tế tại 34 bệnh viện từ ngày 29/1/2020 đến ngày 03/02/2020. Chỉ những bệnh viện hoặc khu vực cách ly có giường bệnh dành cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19 được tham gia vào nghiên cứu.

Để đánh giá mức độ của các triệu chứng trầm cảm, lo âu, mất ngủ và mệt mỏi của nhân viên y tế, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phiên bản tiếng Trung của bảng hỏi sức khoẻ bệnh nhân (9 câu hỏi), thang đo rối loạn lo âu tổng quát (7 câu), chỉ số mức độ mất ngủ (7 câu) và tác động của quy mô dịch bệnh (22 câu). Họ cũng áp dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các nhân viên y tế.

Kết quả:

- Tỷ lệ người tham gia khảo sát là 68,7%. Trong đó hơn 64% ở độ tuổi từ 26 đến 40. Hơn 76% là phụ nữ chiếm hơn.

- Hơn 60% người tham gia là y tá. Bác sĩ chỉ chiếm khoảng 39%.

- Nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch chiếm 41,5%. Tỉ lệ nhân viên y tế tuyến đầu có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 52%.

Thống kê về triệu chứng cho thấy:

- 50,4% người có triệu chứng trầm cảm.

- 44,6% có triệu chứng lo âu.

- 34% có triệu chứng mất ngủ.

- 71,5% trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

Giáo sư Martin Bachmann: Có phóng viên đến nơi tôi điều chế vaccine về bị triệu chứng giống COVID-19, tôi lo sốt vó!

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: 18 ‘huyền thoại’ trật lất về COVID-19 mỗi chúng ta cần giải tỏa ngay!

Y tá, phụ nữ, nhân viên y tế tuyến đầu và những người làm việc tại tâm dịch Vũ Hán có mức độ nghiêm trọng về các triệu chứng sức khỏe tâm thần hơn so với các đối tượng khác.

Nhân viên y tế tuyến đầu trực tiếp chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn. Cụ thể:

- 52% nhân viên y tế tuyến đầu có khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm.

- 57% có khả năng mắc các triệu chứng lo âu.

- Hơn 60% có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

Con số này cao gấp ba lần so với những người tuyến đầu khỏe mạnh.

Ngoài ra:

- 18% nhân viên y tế tuyến đầu bị trầm cảm nặng, cao hơn so với nhân viên ở các tuyến sau.

- 34,7% nhân viên y tế tuyến đầu có cảm giác lo âu nặng nề, so với 25% nhân viên y tế tuyến hai.

- 12,3% nhân viên y tế tuyến đầu bị mất ngủ trầm trọng hơn so với 4,5% nhân viên y tế tuyến hai.

- 42,1% nhân viên y tế tuyến đầu bị suy nhược tâm lý nghiêm trọng hơn so với 29,9% nhân viên y tế tuyến hai.

Bác sĩ Lai và các đồng nghiệp kết luận: công việc ở tuyến đầu và việc điều trị trực tiếp bệnh nhân mắc COVID-19 là một yếu tố nguy cơ độc lập so với các yếu tố khác.

Nhân viên y tế cần được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần

Việc hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế rất quan trọng bên cạnh việc chăm lo thể chất. Trung Quốc và một số quốc gia đã thực hiện các điều này.

Cụ thể một số trường đại học, như UNC Chapel Hill và Đại học California, San Francisco, đã tiên phong trong việc triển khai các đề án nhằm cải thiện sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế cũng như cho các tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch. Các biện pháp toàn diện và đa ngành được thực hiện bằng cách xem xét sự cần thiết của các biện pháp dự phòng (hỗ trợ qua đường dây nóng, hỗ trợ khủng hoảng) và điều trị (trị liệu tâm thần, dùng Thu*c).

Họ cũng thừa nhận rằng điều trị sức khỏe tâm thần không chỉ ở một thời điểm mà cần phải liên tục trong tương lai.

Bảo vệ nhân viên y tế là một phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần ở nhân viên y tế chống dịch cần phải được thực hiện ngay lập tức và kịp thời, nhất là đối với phụ nữ, điều dưỡng và nhân viên y tế tuyến đầu.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/covid-19-frontline-healthcare-workers-at-risk-of-mental-health-problems?utm_source=twitter&utm_medium=social&utm_campaign=owned&utm_term=covid&utm_content=2020-03-25&fbclid=IwAR1cHeDBf4i3FGMrjtXe9nk9HuHChHtNiv_wLGsJLcptwOTKWnh2XdsOa9o

https://www.statnews.com/2020/04/03/the-covid-19-crisis-too-few-are-talking-about-health-care-workers-mental-health/

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/covid-19-su-that-tram-trong-gi-dang-dien-ra-duoi-bo-giap-cua-nhan-vien-y-te-2020041409225874.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến, có không ít người gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người hiểu đúng về nó.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều chuối, mật ong, sữa chua là những liệu pháp trị táo bón không hoàn toàn là chính xác như bạn vẫn nghĩ.
  • Em 30 tuổi, xét nghiệm được chẩn đoán bị viêm dạ dày Hp (+) và đang uống Thuốc (có Thuốc kháng sinh) được hơn 3 tháng nay. Mỗi lần đi cầu và xì hơi có thấy xuất hiện dịch màu vàng giống như dầu ăn và váng mỡ. Cho em hỏi có phải do em đang uống Thuốc kháng sinh trong thời gian lâu nên hệ tiêu hóa có vấn đề không ạ? Bị như vậy liệu có nguy hiểm gì không? Em xin cảm ơn! N.Q.T
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Thuốc điều trị HIV và AIDS được sử dụng để giảm số lượng HIV trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có sáu loại Thuốc kháng HIV. Thông thường, có ba loại Thuốc khác nhau được dùng kết hợp, gọi là liệu pháp kết hợp. Việc dùng Thuốc đúng và đủ là rất quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị cũng như giúp ngăn chặn virus trở nên kháng Thuốc. Thuốc điều trị HIV và AIDS được dùng suốt đời.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY