Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứ 3 phụ nữ đã kết hôn thì có 2 người đã từng trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực

MangYTe – Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ tổng kết dự án Hỗ trợ các can thiệp xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đồng thời ký kết dự án mới Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Úc và các cơ quan của Liên Hợp Quốc tổ chức hôm nay (24/5) tại Hà Nội.

Theo quỹ dân số liên hợp quốc (unfpa), bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là một trong những hành vi vi phạm nhân quyền phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và tác động tiêu cực của nó đối với những người sống sót, gia đình họ và cộng đồng là vô cùng lớn.

Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019 ở Việt Nam do Chính phủ Úc và UNFPA hỗ trợ cho thấy, cứ 3 phụ nữ đã kết hôn thì có 2 phụ nữ (gần 63%) đã từng trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực về thể chất, T*nh d*c, tình cảm, kinh tế và hành vi kiểm soát của chồng trong đời; 4,4% trẻ em bị xâm hại T*nh d*c. Tổng thiệt hại về năng suất do bạo lực đối với phụ nữ ước tính là 1.81% GDP của Việt Nam năm 2018.

Một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) chỉ ra rằng, có tới 275 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị bạo lực trong gia đình. Trên thực tế, hàng triệu trẻ em khác có thể bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trong khủng hoảng.

Cứ 3 phụ nữ đã kết hôn thì có 2 người đã từng trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Tại buổi lễ, bà rana flowers, trưởng đại diện unicef tại việt nam cho biết: "bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã là một vấn đề xã hội lớn từ trước khi covid-19 bùng phát. chúng ta đã chạm đến ngưỡng cần phải hiểu rằng bạo lực với phụ nữ và trẻ em gây ra tổn thất cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai và đã đến lúc cần phải đứng lên, thể hiện lập trường mạnh mẽ rằng bạo lực phụ nữ và trẻ em là vấn đề không thể khoan nhượng được".

Riêng tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em phải là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người. Không có cách nào để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững năm 2030 mà không giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Đó là việc đảm bảo rằng tất cả mọi người đều là một phần của quá trình phát triển bền vững của đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau.

"Chúng tôi không bỏ lại phụ nữ phía sau. Chúng tôi không bỏ rơi trẻ em. Chúng ta hãy cùng nhau đóng góp cho một Việt Nam không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em và nhân phẩm của mọi người đáng được tôn trọng", bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.

Thời gian qua, để nỗ lực chung tay can thiệp chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam nhất là trong bối cảnh COVID-19, UNFPA, UNICEF và UN Women cùng nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương tại Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như: Các sáng kiến truyền thông đổi mới sáng tạo đã được giới thiệu tại hơn 100 siêu thị lớn, nhỏ và hiệu Thu*c - những địa điểm tốt nhất để tiếp cận phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực.

Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19, các cửa hàng này đã phát 10.700 tờ rơi về bạo lực trên cơ sở giới; 53.600 tờ rơi và 12.800 áp phích về hướng dẫn an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong các trung tâm cách ly; 55.600 tờ rơi và 12.400 áp phích về hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên ở cũng được phổ biến đến 400 trung tâm cách ly trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, phân phát 6.644 bộ dụng cụ thiết yếu với 21 vật dụng cần thiết cho phụ nữ phải trải qua và có nguy cơ bị bạo lực tại các trung tâm cách ly, nhà tạm lánh và các khu vực bị phong tỏa ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, TP.HCM và Hải Dương.

Tại Đà Nẵng, thông tin liên quan đến nguy cơ gia tăng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em và các dịch vụ hỗ trợ đã được phổ biến rộng rãi thông qua các bản tin phát thanh hàng ngày; 18.000 tờ rơi, 3.000 danh bạ địa chỉ hỗ trợ, áp phích lớn và clip ngắn (30 giây) đã được tăng cường tiếp cận đến người dân tại địa phương.

Hai nhà tạm trú đã được thiết lập tại các khách sạn; 3 ban chỉ đạo phòng chống bạo lực được thành lập và các số điện thoại đường dây nóng tại địa phương đã được vận hành. 69 phụ nữ nạn nhân của bạo lực có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp.

Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật số và phương tiện truyền thông xã hội được tận dụng tối đa để nâng cao hiểu biết về nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ COVID-19, tiếp cận gần 55 triệu người xem thông qua cuộc thi trên Facebook, chương trình đối thoại trực tiếp, tin bài trên kênh truyền hình quốc gia và các phương tiện truyền thông khác…

Mai Thùy

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/cu-3-phu-nu-da-ket-hon-thi-co-2-nguoi-da-tung-trai-qua-mot-hoac-nhieu-hinh-thuc-bao-luc-20210524165934898.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong một bước tiến lớn chống lại bạo lực gia đình, bà Theresa May khi còn là Bộ trưởng nội vụ, đã thông báo rằng có một hành vi lạm dụng mới trong gia đình gọi là hành động cưỡng ép và kiểm soát và có thể bị phạt đến năm năm tù giam cùng một khoản tiền phạt.
  • Đại học Ilia (ISU) ở Georgia, Mỹ vừa công bố một nghiên cứu gây tranh cãi: một nửa dân số thế giới, ở cả hai giới mang gene đồng tính, hay còn gọi là gene đồng tính luyến ái, nhất là những gia đình đông con.
  • Theo dự đoán của Hội Tim mạch Thế giới, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có khoảng 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và THA.
  • Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015 – 2020 cho Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, đến năm 2020, có 84,3% dân số tham gia BHYT.
  • Sau khi ly hôn, chồng cũ bỗng trở nên tử tế với mẹ con em. Em đã rất xúc động và tái hợp nhưng mọi chuyện lại tồi tệ hơn cả ngày trước.
  • Mặc dù bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là 2 chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm...
  • Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Tổng Cục Dân số KHHGĐ và tổ chức phi chính phủ Marie Stopes International tại Việt Nam (MSIVN) đã ký kết một thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam.
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY