Tròn một năm trước, anh là quốc gia đầu tiên phê duyệt khẩn cấp một loại vaccine covid-19 đã hoàn thành xong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. ở tuổi 91, bà keenan trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine pfizer-biontech, tại bệnh viện đại học conventry.
"Thật tuyệt vời. Tôi vẫn không thể tin được điều này, những gì xảy ra ở thời điểm đó. Tôi rất hạnh phúc vì đã được tiêm vaccine", bà Keenan chia sẻ sau một năm. "Tôi khuyến khích mọi người tiêm chủng".
Bà cho rằng vaccine sẽ cứu nhiều mạng sống, đưa thế giới trở lại bình ổn và giảm áp lực cho nhân viên y tế.
"Đừng nghĩ nhiều, hãy làm thôi. Điều bạn cần chỉ là đi tiêm chủng. Không mất quá nhiều thời gian đâu, bạn có thể đăng ký rồi đến các điểm tiêm gần nhất, thế là xong", bà nói.
Keenan cho biết bà rất yêu thích trải nghiệm làm nên lịch sử này. Bà gửi lời cảm ơn đến Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) vì đã tận tình chăm sóc và hướng dẫn mình trong thời gian tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Hành động của bà cũng truyền cảm hứng cho những người còn do dự xung quanh.
"Mọi người gặp tôi trên đường phố và nói ‘Cảm ơn bà. Vì bà mà cháu đã quyết định đi tiêm chủng’. Thật tuyệt vời khi nghe thấy điều đó. Cả người trẻ cũng nói vậy với tôi, nó khiến tôi cảm thấy dễ chịu", bà Keenan chia sẻ.
Margaret keenan, 91 tuổi, người đầu tiên được tiêm vaccine covid-19 bệnh viện đại học conventry, tháng 12/2020. ảnh: reuters
Y tá may parsons, người đã tiêm vaccine cho bà keenan bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cho biết bà là "ngọn hải đăng hy vọng" trong giai đoạn khởi động chiến dịch. trước đó, nhiều người còn e ngại vì vaccine covid-19 được phát triển với tốc độ chưa từng có.
"Khi ấy, đại dịch thực sự rất thảm khốc", cô thừa nhận.
Y tá Parsons vẫn tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân Covid-19 trong khu hồi sức tích cực, tình trạng nghiêm trọng. Phần lớn trong số họ trẻ tuổi và chưa tiêm vaccine. Parsons cho rằng vẫn chưa muộn để những người còn do dự đi tiêm liều vaccine đầu tiên.
Amanda Pritchard, Giám đốc điều hành NHS, cho biết: "Liều vaccine của bà Maggie đánh dấu sự ra mắt của chương trình tiêm chủng quốc gia đầu tiên trên thế giới. Đó là khoảnh khắc tràn đầy hy vọng sau nhiều tháng mông lung, sợ hãi".
Từ đó đến nay, anh tiêm hơn 118 triệu liều vaccine. toàn thế giới sử dụng tổng cộng 8,28 tỷ liều. hiện 55,3% dân số thế giới đã tiêm ít nhất một liều vaccine.
Do sự xuất hiện của biến chủng Omicron, nhiều quốc gia triển khai chiến dịch tiêm tăng cường để nâng cao mức miễn dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để chấm dứt đại dịch đã kéo dài hai năm, các nước cần tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt.
Chủ đề liên quan:
bệnh học Chính sách sức khỏe khám chữa bệnh Pfizer tiêm phòng Covid-19 tình huống vaccine COVID-19