Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Cuộc sống khốn khổ của bà cụ 82 tuổi gồng mình nuôi 2 con thần kinh và đứa cháu tật nguyền

MangYTe - Tuổi đã ngoài 80 nhưng hằng ngày, một mình bà vãn phải còng lưng đi cấy thuê, gặt mướn để lo bữa cơm cho 3 người bệnh tật trong gia đình.

Đó là hoàn cảnh đáng thương của bà Trần Thị Hoan (82 tuổi, trú thôn 5, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Gia cảnh khốn cùng

Chúng tôi tìm về nhà bà Hoan vào một buổi xế chiều. Ngôi nhà hai gian xập xệ nằm bên sườn núi không một tiếng nói cười khiến không khí nơi đây càng thêm ảm đạm. Căn nhà nhỏ chưa đầy 20m2 là nơi trú ngụ của bà Hoan cùng với 2 con và 1 đứa cháu đều tật nguyền.

Tuổi đã cao nhưng hằng ngày bà Hoan phải gồng mình nuôi 3 người bệnh tật

Thấy chúng tôi, bà muốn ra đón tiếp nhưng tuổi già việc đi lại cũng không còn nhanh nhẹn nên bà chỉ có thể ngồi một chỗ nhìn ra. Khuôn mặt gầy guộc, ánh mắt đã mờ nhưng sâu thẳm trong lòng bà luôn đau đáu những nỗi lo về con, cháu bị tật nguyền và khó có khả năng lao động.

Tuổi cao, cuộc sống mưu sinh lại vất vả khiến bà Hoan không nhớ khoảng thời gian di cư từ xã Xuân Hải lên định cư tại xã Xuân Hồng là năm nào. Gia đình bà bây giờ cũng không còn anh em, họ hàng để nhờ cậy ngoài 2 người con và và đứa cháu ngoại (người con gái tật nguyền, thiểu năng trí tuệ, người con trai mắc bệnh tâm thần và người cháu bị tàn tật). Chồng bà thì mất đã lâu.

Người con gái Trần Thị Yến (SN 1976) có đôi chân bị dị tật bẩm sinh từ khi mới sinh ra, đi lại hết sức khó khăn. Đã vậy, chị Yến lại bị thiểu năng trí tuệ, trí nhớ không được minh mẫn như bao người khác.

Hình ảnh chị Yến hàng ngày cõng con đi học.

Bà Hoan kể với giọng ngậm ngùi, nước mắt lăn xuống hai bên gò má gầy guộc: "Chồng tôi mất khi con trai út mới tròn 1 tuổi và đứa con gái thì bị tật nguyền. Một mình tôi bươn chải nuôi các con lớn nhưng đứa con trai lại đổ bệnh tâm thần. Đứa con gái tật nguyền từ nhỏ nên mong có một đứa con để sau này có nơi nương tựa. Ai ngờ đứa trẻ sinh ra lại cũng bị tật nguyền giống mẹ".

Để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, bà Hoan phải đi nhặt ve chai hay lên rừng kiếm củi khô về mang ra chợ bán. Ngày nhiều thì được vài ba chục ngàn, có ngày chỉ được 5-10 ngàn.

Lao lực quá nhiều, tuổi lại già, bà Hoan mắc chứng gai cột sống, thường xuyên bị đau nên việc mưu sinh càng thêm nhọc nhằn. Là trụ cột trong gia đình, bà Hoan phải đảm trách muôn vàn nỗi lo toan mà lẽ ra tuổi bà không còn phải nghĩ đến.

"Lỡ tôi mất đi con cháu biết sống sao?"

Hằng ngày, ăn cơm xong, chị Yến lại tranh thủ đi cắt cỏ, chăn bò. Trước đây những công việc đó bà Hoan đều cáng đáng, nhưng mấy năm gần đây bà thường xuyên đau ốm nên bà phải tập cho chị Yến làm.

"Nó (chị Yến) trí nhớ không được tốt nên làm việc gì cũng khó. Nhiều khi đi chăn bò để lạc mất, cả xóm phải đi tìm hộ. Giờ tuổi tôi đã cao, dù sao cũng phải tập cho con làm việc, chứ một mai tôi mất đi, các con,cháu tôi không biết sống sao" - bà Hoan tâm sự.

Chị Yến vừa bị khuyết tật lại thiểu năng trí tuệ.

Với hy vọng về già sẽ có người nương tựa, chị Yến đã xin một đứa con cách đây 12 năm. Ngờ đâu khi sinh ra, cháu bé Trần Hiếu (SN 2008) cũng bị tật nguyền như mẹ. Những ngày Hiếu đi học, dù nắng gắt hay mưa dầm, chị Yến đều phải cõng con đến trường và đón con về. Trên quãng đường 2km, hình ảnh hai mẹ con gầy gò, liêu xiêu những bước chân trên đường khiến nhiều người không khỏi xót thương.

Chị Thơm (hàng xóm nhà bà Hoan) chia sẻ: "Chúng tôi sống gần nhà bà Hoan nên cũng hiểu rõ về hoàn cảnh bà, trong nhà giờ không một ai có sức lao động vững chắc để nương tựa. Hàng ngày, chứng kiến cảnh chị Yến cõng con đi học lại càng thấy thương. Trường học thì cách nhà tận 2 km, chân chị Yến tật nguyền khó đi, cứ lều khều, bước từng bước chậm chạp. Thấy thế, nhiều lúc chúng tôi cũng giúp chị chở con đi học. Những lúc có đồ ăn gì, tôi cũng hay mang qua cho mấy bà cháu. Hàng xóm với nhau thì chỉ giúp được thế thôi chứ cũng không có gì nhiều".

Kể về người con trai Trần Văn Sơn (SN 1983), bà Hoan ngậm ngùi: "Cách đây khoảng hơn 5 năm, Sơn bỗng dưng bị ốm rồi phát bệnh tâm thần. Lúc đó, gia đình cũng đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng không được, bao nhiêu tiền rồi vật dụng trong nhà bán đi để chữa trị cho con nhưng không một hy vọng nào. Ban đầu, Sơn chỉ nằm ru rú trên giường, bất kể mùa đông hay mùa hè đều quấn chăn. Những năm gần đây Sơn suốt ngày đi lang thang, có hôm đi từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về".

Ông Nguyễn Thanh Hải - Trưởng thôn 5 cho biết, gia đình bà Hoan thuộc diện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong gia đình có 4 nhân khẩu thì đều mất khả năng lao động nặng và nguồn sống trông chờ vào các khoản trợ cấp xã hội.

"Năm 2017, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp cùng đoàn xã, ban cán sự thôn và ban mặt trận Tổ quốc vận động nhân dân ủng hộ giúp đỡ, dựng cho gia đình bà Hoan một căn nhà. Hiện giờ, phần ở thì tạm ổn nhưng sinh hoạt hàng ngày của gia đình bà thì còn nhiều khó khăn. Mong rằng các nhà hảo tâm tạo sẽ điều kiện giúp đỡ gia đình bà Hoan để họ có cuộc sống no đủ hơn" - ông Hải cho hay.

Hàng tháng, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình bà Hoan là sự hỗ trợ của Nhà nước với số tiền 1.620.000đ/tháng. Nhìn xa xăm phía trước, bà Hoan thấp thỏm lo âu không biết mai này khi bà "nhắm mắt xuôi tay" thì các con bà sẽ ra sao?

Có thể nói cuộc đời của bà Hoan là một cuốn tiểu thuyết đầy nước mắt. Tạm biệt chúng tôi, bà rưng rưng muốn khóc: "Lúc nào có dịp, các chú nhớ ghé thăm gia đình chúng tôi!".

Mọi sự giúp đỡ gia đình bà Hoan - Mã số 544 xin gửi về:

1. Bà Trần Thị Hoan (82 tuổi, trú thôn 5, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 544

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 544

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số 544

Trang Quý Sương - Sơn Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/cuoc-song-khon-kho-cua-ba-cu-82-tuoi-gong-minh-nuoi-2-con-than-kinh-va-dua-chau-tat-nguyen-20200316081426581.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Khoảng 3 năm nay, em luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống, rất lo lắng cho tương lai. Vì em là gay nên có nhiều điều phải suy nghĩ...
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY