Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu bệnh nhân phình quai động mạch chủ ngực bằng kỹ thuật Hybrid

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện phẫu thuật thành công bệnh nhân phình quai động mạch chủ ngực bằng kỹ thuật Hybrid.

Được cứu sống kịp thời nhờ kỹ thuật mới

Bệnh nhân T.V.T sinh năm 1948, quê ở Hà Trung, Thanh Hóa, tiền sử mắc bệnh động kinh, nhập viện trong tình trạng khó thở và đau ngực nhiều. Sau khi khám, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán phình quai (ĐMC) ngực.

Theo các bác sĩ, phình quai ĐMC là bệnh lý rất nặng, nguy cơ Tu vong cao, người bệnh có thể đột tử nếu vỡ túi phình. Nguy cơ Tu vong cao còn hiện hữu trong khi phẫu thuật theo phương pháp thông thường, này sẽ phải mở ngực, thay toàn bộ quai ĐMC, cắm lại các mạch nuôi não. Đây là phẫu thuật rất lớn, nặng nề và nhiều nguy cơ bởi tai biến mạch máu não, thở máy kéo dài, suy thận cấp sau mổ, nhiễm trùng xương ức...

Hình ảnh trước khi can thiệp.

Với phương pháp mới cùng sự hỗ trợ bàn mổ Hybrid, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật làm cầu nối chuyển nhánh nuôi não (debranching): cầu nối động mạch cảnh phải - động mạch cảnh trái - động mạch dưới đòn. Phẫu thuật này khá nhẹ nhàng và đơn giản. Ngay sau đó, bệnh nhân sẽ được đặt stent graft quai ĐMC từ sau động mạch thân cánh tay đầu. Với phương pháp này, thời gian phẫu thuật rút ngắn hơn rất nhiều, phẫu thuật đơn giản và an toàn hơn so với phương pháp truyền thống; bệnh nhân nhanh hồi phục và ít gặp biến chứng. Chính vì vậy, bệnh nhân T.V.T. đã được các bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp mới để phẫu thuật. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và xuất viện sau 2 ngày phẫu thuật.

Theo ThS.BS. Ngô Tuấn Anh - Phụ trách Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, kỹ thuật Hybrid trong mổ tim mạch hay còn gọi kỹ thuật lai chính là sự kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và can thiệp.

Hiện nay, kỹ thuật này đã được áp dụng tại một số nước trên thế giới. Nhưng ở nước ta là khá mới và chỉ được áp dụng tại một số bệnh viện, trung tâm tim mạch lớn do nhiều yếu tố: trang thiết bị phải đặc biệt, chi phí cao; đội ngũ kỹ thuật viên cũng phải được đào tạo chuyên sâu.

BS. Ngô Tuấn Anh cho biết: Nếu như trước đây, muốn mổ tim phải phẫu thuật hoàn toàn nên thời gian kéo dài rất lâu, nhiều biến chứng nhưng hiệu quả chỉ ở một mức nhất định. Nhưng nay, nhờ có công nghệ Hybrid, các phẫu thuật tim mạch thay vì mổ phanh thì giờ đây chỉ áp dụng một phần, thậm chí ở một số bệnh nhân trước không áp dụng mổ được thì nay có thể giải quyết nhanh gọn hơn. Như đối với bệnh lý phình ĐMC bụng, trước đây chủ yếu mổ rạch bụng ra để cắt đoạn phình và thay bằng mạch nhân tạo nhưng nay bác sĩ không cần mổ mà luồn dụng cụ từ đùi lên, đặt stent vào đoạn động mạch phình. Hay phình ĐMC ngực trước đây cũng phải mổ mở và phẫu thuật này được coi là rất nặng nề, tỷ lệ Tu vong cao nhưng nay quá trình phẫu thuật chỉ kết hợp một phần khá đơn giản và an toàn, sau đó sẽ được can thiệp mạch bằng đặt stent.

Với bệnh lý phình quai ĐMC, bình thường phải thay hoàn toàn quai ĐMC, nối lại các mạch nuôi não nên bị xem là phẫu thuật phức tạp và kéo dài.

Nhưng áp dụng kỹ thuật Hybrid cho phép bác sĩ thao tác đơn giản hơn với phẫu thuật để làm 3 cầu nối cho 3 nhánh mạch lên não (gọi là chuyển vị trí các mạch lên não), còn tại chỗ động mạch phình sẽ đặt stent phủ luôn chỗ tổn thương. Vì thế, quá trình điều trị không chỉ nhanh mà còn hạn chế tai biến nhất, thời gian nằm viện và hậu phẫu ngắn.

Ngoài ra, kỹ thuật Hybrid còn giảm các biến chứng sau phẫu thuật xuống mức thấp nhất như biến chứng suy tim, chảy máu, suy đa tạng, nhiễm trùng thấp hơn rất nhiều. Nhược điểm duy nhất của kỹ thuật này chính là chi phí cao hơn khoảng 3 lần so với phương pháp phẫu thuật kinh điển truyền thống.

Và đáng nói, hiện nay, phương pháp mới này đã được áp dụng bảo hiểm nên người bệnh cũng bớt được gánh nặng về chi phí.

Hình ảnh sau can thiệp.

BS. Tuấn Anh giải thích thêm, dù không phải là bệnh hiếm gặp nhưng phình quai ĐMC thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng và chỉ biểu hiện ở giai đoạn muộn, tương tự trường hợp của ông T. “Khi kích thước túi phình đã lớn, nhiều trường hợp biểu hiện bằng biến chứng và gây đột tử nếu túi phình bị vỡ”.

Các chuyên gia khuyến cáo: Người có các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút Thu*c lá, rối loạn lipit máu, béo phì..., nam giới trên 55 tuổi, nữ giới trên 65 tuổi, tiền căn gia đình có người bị bệnh tim mạch cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện sớm bệnh lý.

Phình ĐMC thường phát triển chậm và không có triệu chứng nên khó phát hiện sớm. Phần lớn các trường hợp được phát hiện tình cờ qua khám tổng quát hoặc đi khám vì một bệnh khác.

Khi khối phình đủ lớn, phình ĐMC ngực có các biểu hiện nặng ngực, đau ngực hoặc đau lưng. Khàn tiếng kéo dài. Khó nuốt. Khó thở. Ho ra máu.

Hà An

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cuu-benh-nhan-phinh-quai-dong-mach-chu-nguc-bang-ky-thuat-hybrid-n162652.html)

Tin cùng nội dung

  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY