Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống bé trai bị đuối nước tại hồ bơi

TP HCM-Bé trai 14 tuổi, cùng bạn bơi ở hồ bơi khu dân cư, ngã vào vùng nước sâu khoảng 2 m, các bạn sợ hãi bỏ chạy.

5 phút sau, nhân viên cứu hộ tại hồ bơi phát hiện, vớt bé lên trong tình trạng tím tái, không thở. đội cứu hộ hô hấp nhân tạo, ép tim, thổi ngạt cho bé, gọi cấp cứu 115.

Bác sĩ Dương Thanh Sang, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Gia An 115, ngày 28/12 cho biết nhóm cấp cứu tại trạm vệ tinh của bệnh viện có mặt tại hiện trường sau vài phút nhận cuộc gọi. Lúc này bé vật vã, thở nhanh nông, tím tái, mũi và miệng có nhiều bọt hồng, mạch nhanh, nhẹ, khó bắt, không đáp ứng với kích thích đau.

Nhận định bệnh nhân đang rất nguy hiểm tính mạng, nhóm cấp cứu nhanh chóng bóp bóng giúp thở qua mặt nạ oxy dự trữ, đặt nội khí quản, hút đàm máu, hồi sinh tim phổi rồi nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Sau khi được hồi sức tích cực, bé tỉnh táo, tiếp tục điều trị viêm phổi.

"nếu cấp cứu chậm trễ khoảng 5 phút có thể bé sẽ Tu vong, kể cả cứu sống được thì khả năng mất ý thức và liệt não rất cao dẫn đến trạng thái sống thực vật vĩnh viễn", bác sĩ sang cho biết.

Cấp cứu ban đầu là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân đuối nước.

Phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. trẻ nhỏ đến hồ bơi nên đi cùng người lớn, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. khi đi tắm biển hay sông, dù biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ.

Nên cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng bơi, giảng giải các tác hại của những trò chơi nguy hiểm như nhấn bạn xuống nước... mỗi người nên tự trang bị các kỹ năng sơ cấp cứu đuối nước để xử trí kịp thời và đúng cách khi gặp tình huống khẩn cấp.

Bác sĩ sang khuyến cáo tránh các sai lầm thường gặp trong sơ cấp cứu đuối nước như dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy... người đuối nước nếu ngạt quá 4 phút gây tổn thương não, ngạt quá 10 phút có thể Tu vong hoặc phải chịu di chứng não nặng nề nếu may mắn sống sót. sơ cứu sai cách sẽ làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.

Tại việt nam, mỗi năm đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 thanh thiếu niên, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 16 tuổi. việt nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em bị đuối nước cao nhất trong khu vực đông nam á

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cuu-song-be-trai-bi-duoi-nuoc-tai-ho-boi-4212951.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Nạn nhân bị đuối nước ngoài hội chứng ngạt thở cấp tính còn có những biểu hiện bệnh lý khác như: thân nhiệt hạ, toan chuyển hóa và một số thương tổn quan trọng.
  • Vào mùa hè trẻ em thường tắm sông và tại nạn xảy ra nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách xử trí khi con ngạt nước.
  • Mùa hè, nhiều trẻ thường tắm sông, suối. Do vậy, việc phòng ngừa và biết cách xử lý khi trẻ bị đuối nước là rất quan trọng.
  • Việc học bơi trên cạn, không cần bể bơi này sẽ không thể bằng phương pháp bơi thực tế trong nước, song nó cũng cung cấp những phương pháp cơ bản nếu không may trẻ gặp sự cố.
  • Hè đến và nguy cơ T*i n*n ch*t đuối đang hiện hữu.Vì vậy xin cung cấp 1 số thông tin liên quan đến cách cấp cứu người bị ch*t đuối.
  • Theo TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, trẻ em có thể học bơi, phòng chống đuối nước và cấp cứu đuối nước mà không cần…xuống nước.
  • Khi gặp người bị đuối nước, cần bình tĩnh, xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
  • Để giảm thiểu các ca Tu vong đáng tiếc do ch*t đuối, ngoài việc cảnh báo cho trẻ, một kỹ năng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên biết đó là hô hấp nhân tạo.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY