Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống bệnh nhân đột quỵ do vỡ phình mạch máu não

(Tổ Quốc) - Ngày 27/6, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, Trung tâm Đột quỵ bệnh viện vừa cứu sống kịp thời một trường hợp đột quỵ do vỡ phình mạch máu não.

Theo đó bệnh nhân là bà Hồ Thị L. (63 tuổi, trú tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). Trước đó, bà L. khởi phát với triệu chứng đau đầu nhiều, không có yếu liệt tay chân và được điều trị ở bệnh viện tuyến dưới trong 6 ngày nhưng bệnh không cải thiện, tình trạng đau đầu ngày càng tăng.

Đến ngày 22/6, bệnh nhân được tuyến dưới chuyển lên điều trị tại khoa Nội A, Bệnh viện Trung ương cơ sở 2 với chẩn đoán: Viêm não, màng não. Các bác sĩ đã chỉ định chụp phim cắt lớp sọ não kịp thời, nghi ngờ có tình trạng xuất huyết dưới nhện, một dạng đột quỵ nguy hiểm thường do vỡ túi phình mạch não.

Ngay lập tức, một cuộc hội chẩn cấp cứu trực tuyến giữa các bác sĩ khoa Nội A, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 với các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 1 qua hình ảnh trên mạng PACS (hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh) đã được kết nối giữa các khoa trong toàn viện.

Qua hội chẩn thống nhất chẩn đoán: Xuất huyết dưới nhện nghi do vỡ phình mạch não. Bệnh nhân được khẩn trương chuyển viện vào Trung tâm Đột quỵ. Tại đây các bác sĩ đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành chụp mạch não và can thiệp cho bệnh nhân. Kết quả chụp mạch não phát hiện một túi phình mạch não phía bên phải kích thước 5mm x3mm, động mạch mang phình uốn cong nhiều đoạn và đặc biệt nguy hiểm do túi phình đang chảy máu.

Nhận định đây là một tình huống cấp cứu, phải khẩn trương tối đa, vì chỉ cần chậm trễ vài phút là tính mạng bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm. Các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành can thiệp đặt coil (những vòng xoắn kim loại) bít túi phình mạch não và cầm máu, thủ thuật thành công chỉ sau hơn 30 phút từ lúc khởi mê.

Hiện tại sau 3 ngày can thiệp, bênh nhân chỉ còn đau đầu nhẹ, hoàn toàn tỉnh táo, không có yếu liệt tay chân và chuẩn bị được cho xuất viện trong tuần tới.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não là một loại đột quỵ nguy hiểm và thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm vì thông thường người bệnh chỉ có biểu hiện đau đầu, không có yếu liệt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bênh nhân thường Tu vong hoặc để lại di chứng tàn phế. Tỉ lệ Tu vong rất cao lên đến gần 80% nếu túi phình vỡ lại hoặc đang chảy máu./.

Lê Chung

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/cuu-song-benh-nhan-dot-quy-do-vo-phinh-mach-mau-nao-20200627152047779.htm)

Tin cùng nội dung

  • Rất nhiều người mắc các bệnh không được ăn nước mắm mà lại không biết, bạn hãy chú ý tới chế độ ăn uống của mình nhé!
  • Ăn mặn sẽ gây ra các bệnh: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, loãng xương, suy thận và ung thư ở đường tiêu hóa.
  • Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai phải hết sức chú ý để bảo vệ sức khỏe.
  • Theo Đông y, cây hoa hòe vừa là cây cảnh, vừa là cây làm Thuốc rất phổ biến ở nước ta. Hoa hòe có tính thanh nhiệt, cầm máu và an thần nhẹ.
  • Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (BV TW Huế), GS.TS.BS. Bùi Đức Phú cho biết, theo cam kết với Bộ Y tế, từ ngày 27/2, BVTW Huế đã thực hiện không để bệnh nhân nằm giường ghép sau 48 giờ nhập viện.
  • Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch não.
  • Để cải thiện chức năng của nội mô, ngăn chặn sự hình thành khối huyết trong động mạch, tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển của người bệnh đột quỵ
  • Bố tôi bị tai biến đang được điều trị tại bệnh viện, hiện chuẩn bị được về nhà để phục hồi chức năng. Vậy xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn như thế nào cho phù hợp.
  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và thường gây ra viêm thực quản nếu không được điều trị.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY