Da các đầu ngón tay em bị bong tróc, không ngứa, không mẩn đỏ, chỉ bong tróc và khô ráp. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị viêm da không ạ và điều trị thế nào? Em cảm ơn rất nhiều ạ.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Bong tróc da tay có nhiều nguyên nhân, có thể do cơ địa dị ứng hoặc do tiếp xúc với các tác nhân như nước tẩy rửa, hóa chất, găng cao su, kim loại nặng... Ngoài ra còn có các yếu tố như rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP, vitamin C…
Khi tình trạng bong tróc da của em không được cải thiện có thể dẫn đến viêm da và lúc này sẽ gọi là viêm da cơ địa hay viêm da tiếp xúc. Việc đầu tiên, em nên chú ý đến chế độ ăn của mình nhằm cung cấp đầy đủ thực phẩm giàu vitamin A (các loại hoa quả có màu đỏ vàng), vitamin nhóm B (trong các loại ngũ cốc là nhiều hơn cả) và các loại hoa quả rau chứa nhiều vitamin C. Giữ cho da tay luôn sạch, nên rửa tay bằng nước mát không nên rửa bằng nước ấm nhất là vào mùa đông, không nên cạy hay bóc da đang tróc, hạn chế tiếp xúc với các hóa chất…
Để đảm bảo cho sức khỏe của mình, em nên đi kiểm tra tại các chuyên khoa Da Liễu để được thăm khám tìm nguyên nhân gây bệnh, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp hay sử dụng Thu*c theo đơn.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>> Đầu ngón tay bong tróc, nổi mụn li ti, chữa trị như thế nào?
>> Nguyên nhân gây nên tình trạng nóng rát đầu ngón tay?
Bong tróc da ở các đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân có nhiều nguyên nhân và thường có các biểu hiện như sau:
– Da khô,bị bong trợt da.
– Lâu dần mất hết vân tay.
– Khi nặng hơn, đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da.
– Thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.
– Biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.
– Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
Bong tróc da tay thường được phân làm 2 loại là:
1. Do viêm da cơ địa: thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng.
2. Do viêm do tiếp xúc: da bị bong tróc do phản ứng với các tác nhân như nước tẩy rửa, hóa chất, găng cao su, kim loại nặng… Mặt khác các yếu tố khác khiến da dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp, các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.
Do đó, để điều trị bệnh này, bạn nên:
– Trước hết, bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được khám, chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh.
– Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, kim loại như chì, crome…
– Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô.
– Bổ sung các vitamin nhóm B, Vitamin A với liều lượng và thời gian hợp lý.
– Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước.
Cồng thông tin tư vấn sức khỏe Mangyte.vn