Kinh tế xã hội hôm nay

Đà Nẵng cho phép mở lại cửa hàng ăn uống, học sinh sắp được đến trường

(MangYTe) - Kể từ 0 giờ ngày 11/9, toàn TP Đà Nẵng tiếp tục chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, không được tập trung quá 30 người; các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động trở lại nhưng phải có cam kết và thực hiện biện pháp phòng, chống dịch.

Chiều 10/9, phó chủ tịch ubnd tp đà nẵng lê trung chinh ký ban hành công văn, về việc tiếp tục chuyển đổi trạng thái áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trên địa bàn. theo đó, kể từ 0 giờ ngày 11/9 cho đến khi có thông báo mới, toàn tp đà nẵng tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội.

Đà Nẵng tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội sau 14 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 do lây lan trong cộng đồng.

Cụ thể, người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết; bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giao tiếp, làm việc, tại nơi công cộng, công sở, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nơi đông người, trên phương tiện công cộng...; yêu cầu thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 1 m khi tiếp xúc; không được tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện…

TP tiếp tục dừng các hoạt động sau đây: Hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện… tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Không tổ chức ăn, uống tập thể (đám hiếu, đám hỷ, tiệc liên hoan, tân gia…) tập trung quá 30 người; khuyến khích người dân tổ chức đơn giản, gọn, không tập trung đông người.

Hoạt động của cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu tại các khu, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, quán bar, vũ trường, rạp phim, các điểm vui chơi, giải trí có thưởng, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử.

Hoạt động thể dục, thể thao, thể hình tại phòng tập gym, yoga, bida; hoạt động bơi lội tại các bể bơi trong nhà, ngoài trời; hoạt động thể thao võ thuật tiếp xúc trực tiếp.

Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động trở lại nhưng phải có cam kết và thực hiện phòng, chống dịch. trong đó cần lưu ý đối với người chế biến thức ăn, đồ uống, chủ nhà hàng, chủ quán, người phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực phẩm, phục vụ khách hàng; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1m; bố trí khu vực và yêu cầu khách hàng rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi.

Người dân Đà Nẵng vẫn tiếp tục đi chợ theo thẻ, 3 ngày 1 lần.

Đà Nẵng tiếp tục áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân theo Thẻ đi chợ (3 ngày 1 lần).

Các hoạt động khác ngoài các hoạt động tạm dừng như đã nêu trên được hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên: bắt đầu đi học lại từ ngày 14/9.

Các trường cao đẳng, đại học; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: hiệu trưởng, thủ trưởng các trường, cơ sở đào tạo quyết định ngày đi học lại của học sinh, sinh viên, học viên trên cơ sở hướng dẫn của bộ, ngành chủ quản và phải từ ngày 14/9 trở đi.

Các nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học; các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm... bắt đầu đi học lại từ ngày 21/9.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội quá 30 người và thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trước đó, từ 0 giờ ngày 5/9, đà nẵng nới lỏng giãn cách xã hội sau 40 ngày thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19 theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/da-nang-cho-phep-mo-lai-cua-hang-an-uong-hoc-sinh-sap-duoc-den-truong-395803.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY