Tình yêu và giới tính hôm nay

Đằng sau đám cưới kim cương của cặp đôi đũa lệch: Từng bất chấp cưới dù có thể tuyệt hậu!

Nhà là nơi của tình yêu, không phải chỗ cãi cọ. Chồng và vợ nên dựa vào sự thỏa hiệp dành cho nhau. Hôn nhân là một nghệ thuật của sự thỏa hiệp, Dư Quang Trung từng phát biểu.

Người ta cứ nói rằng, những nhà thơ nhà văn thường yêu mà không màng đến lí trí. Họ sống dựa vào cảm xúc và luôn yêu mà chẳng cần phải suy tính quá nhiều.

Bất chấp tất cả để cưới cô gái mắc bệnh phổi

Dư Quang Trung là một nhà văn, nhà thơ, học giả đương đại nổi tiếng ở Đài Loan. Ông khiến người ta thán phục không phải chỉ bởi sự nghiệp văn chương đồ sộ mà còn vì cuộc hôn nhân với một người phụ nữ mắc bệnh phổi.

Dư Quang Trung đã làm tất cả để được kết hôn cùng Phạm Ngã Tồn. Hai người họ đã quen biết hơn 70 năm, kết hôn được 61 năm và chỉ rời xa khi Dư Quang trung "nhắm mắt xuôi tay".

Lần đầu gặp mặt của hai người là khi họ Dư mới 17 tuổi. Ông về Nam Kinh cùng cha mẹ và gặp cô gái nhỏ Phạm Ngã Tồn, khi đó mới 14. Trong mắt Ngã Tồn, Quang Trung hiện lên với vẻ ngoài thư sinh, nho nhã: "Anh mặc đồng phục bằng vải lanh trông khá nghiêm túc và hơi ngại ngùng".

Bố mẹ Quang Trung và Phạm Ngã Tồn rất thân thiết với nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, cô bé họ Phạm cũng được mẹ nhiều lần nhắc đến Quang Trung và lời khen ngợi: "Cậu ta học rất giỏi, thông thạo cả tiếng Trung và tiếng Anh, tài năng hội họa cũng tuyệt đỉnh". Vì những lí do đó, Phạm Ngã Tồn đã chú ý nhiều đến họ Dư trong buổi gặp mặt đầu tiên đó.

Ở chiều ngược lại, Quang Trung cũng rất quan tâm đến cô gái nhỏ. Vài ngày sau, ông gửi tặng bà một bài thơ bằng tiếng Anh, bên ngoài ghi: "Tặng Mimi" (biệt danh của Phạm Ngã Tồn). Dù không hiểu tiếng Anh nhưng bà cảm thấy rất ngưỡng mộ tài năng của người anh mới đến. Đó là lần đầu tiên, đôi trẻ chạm mặt nhau.

Một thời gian sau, gia đình của Phạm Ngã Tồn đến Đài Loan do hoàn cảnh phức tạp của xã hội vào thời gian đó. Sau khi đến đây, Phạm Ngã Tồn mắc bệnh viêm phổi và rất ốm yếu.

Khi đó, trường học của bà nhận thấy vấn đề về phổi nghiêm trọng nên từ chối cho bà nhập học. Cuối cùng, cô gái nhà họ Phạm phải nghỉ ở nhà từ thời gian đó, xanh xao và yếu ớt. Suốt những năm sau đó, bà ở nhà, chống chọi với bệnh tật và rất cô đơn. Cũng vì không được đến trường học mà chuyện "trình độ học vấn thấp" theo bà cho đến tận mai sau.

Năm 1950, gia đình họ Dư đến Đài Loan. Đôi trẻ gặp nhau lần thứ 2. Khi đó, Phạm Ngã Tồn yếu ớt vô cùng. Dư Quang Trung miêu tả về cô gái ấy trong một tác phẩm sau này: "Như một cây thủy tiên nhỏ, duyên dáng và thanh lịch, nhút nhát, nhợt nhạt và yếu ớt chống lại bệnh phổi. Luôn mơ ước về văn chương về tình yêu nhưng lại bất lực vì tình trạng của mình".

Hồi đó, khoảng cách giữa hai người khá lớn. Họ Dư là sinh viên Đại học quốc gia Đài Loan. Ngã Tồn là nữ sinh Trung học phải thôi học do bệnh phổi. Thế nhưng, bằng một cách nào đó, họ đã nói chuyện được và thông cảm cho nhau.

Thương cảm cho Ngã Tồn, Dư Quang Trung dành nhiều thời gian cho bà. Ban đầu, họ chỉ là bạn bè nhưng dần dần, tình cảm phát triển đến tình yêu. Những năm đó, tên tuổi của Dư Quang Trung ngày càng được biết đến trong làng văn học. Nhiều cô gái ngưỡng mộ ông nhưng ông chỉ thích nói chuyện cùng Ngã Tồn.

Họ cùng nhau nói về âm nhạc, hội họa, văn học, cùng đạp xe cùng nhau. Dư Quang Trung chìm đắm trong tình yêu của mình. Ông đã dùng dao để khắc ba chữ "YLM" trên một thân cây phong trong sân nhà. "Y là Yu (Dư) L là Love (yêu) M là Mimi)".

Năm 1955, ông dịch tiểu sử của Van Gogh. Mặt trước của tờ giấy trắng ông ghi bản dịch, mặt sau viết thư tình để gửi cho Mimi. Toàn văn hơn 300.000 từ của tiểu sử đã được Phạm Ngã Tồn viết lại trong một tập bản thảo khác trước khi gửi đến nhà xuất bản để không ai đọc được thư tình của họ.

Chuyện tình yêu mãnh liệt ấy đến tai bố mẹ hai bên. Họ đều phản đối quyết liệt. Nhà Dư Quang Trung sợ Phạm Ngã Tồn không đủ sức khỏe, không thể có con. Dù sao thì họ cũng có lý khi bà mắc bệnh phổi rất nặng. Nhà họ Phạm sợ con gái lấy nhà văn lớn sẽ chịu thiệt thòi vì chênh lệch trình độ văn hóa. Tuy nhiên những sự phản đối đó không lay chuyển được Dư Quang Trung.

"Cô ấy hiểu tôi. Cô ấy rất nhạy cảm, trang nhã và hiểu biết về văn học nghệ thuật. Đó đều là những đặc điểm hấp dẫn nhất", ông tâm sự.

Không ngăn cản được con cái, bố mẹ hai bên đồng ý cho họ kết hôn. Năm 1956, hôn lễ của cả hai được tổ chức. Khi đó, họ đã yêu nhau 6 năm, quen biết hơn 10 năm và xác định ngay từ ban đầu rằng đối phương chính là một nửa của mình.

Cuộc hôn nhân kéo dài 61 năm và sự thay đổi của người vợ trẻ

Sau khi kết hôn, Phạm Ngã Tồn từ một người dịu dàng, rụt rè và nhút nhát đã trở nên tự tin, mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tình trạng sức khỏe của bà cũng được cải thiện hơn xưa. Bà đóng góp nhiều cho sự nghiệp của chồng.

Mỗi lần Dư Quang Trung chuẩn bị nộp bản thảo, bà sẽ đọc qua và tổng duyệt lần cuối cho chồng. Nếu vợ đánh giá cao và khen ngợi, ông sẽ rất tự tin và chẳng lăn tăn bất cứ điều gì nữa.

Trong vòng 7 năm từ 1958 đến 1965, hai vợ chồng đã có với nhau 5 đứa con (một bé trai mất sau khi sinh được 3 ngày).

Đông con như vậy nhưng Phạm Ngã Tồn đều sắp xếp được cuộc sống một cách ổn thỏa nhất, tạo điều kiện hết mực cho chồng sáng tác.

Bà kể rằng có những lúc đang bế con thì chuông điện thoại và chuông cửa kêu cùng một lúc. Bà bế đứa trẻ nhấc điện thoại, báo chờ một chút rồi quay qua mở cửa. Bà luôn tất bật với những công việc gia đình như thế.

Tuy nhiên, Phạm Ngã Tồn cũng sắp xếp thời gian cho sự nghiệp và tham gia vào Hiệp hội văn học. Đây là cách bà ủng hộ cũng như không khiến bản thân thụt lùi so với chồng.

"Cô ấy đã giúp tôi ngăn chặn thế giới, tạo khoảng trống để tôi lùi ra phía sau. Tôi thật sự cảm ơn vợ mình rất nhiều", Dư Quang Trung từng tâm sự.

Phạm Ngã Tồn từng nói về chồng mình: "Sau khi kết hôn, anh ấy tin tưởng tôi 100% và phụ thuộc vào tôi. Mặc dù anh ấy không phải là người thường nói những lời ngọt ngào và ân cần nhưng anh ấy thể hiện tình yêu dành cho tôi và các con qua những hành động thực tế".

Sự thấu hiểu, bảo vệ và gắn bó chính là kim chỉ nam cho mối quan hệ này. Suốt hàng chục năm làm vợ chồng, cặp đôi ít khi cãi nhau. Dư Quang Trung khá nóng tính và cáu kỉnh nhưng đối mặt với người vợ dịu dàng như nước, ông chẳng bao giờ bộc lộ nổi sự tức giận. Dần dần, ông bỏ được tính cách đó của mình.

"Nhà là nơi của tình yêu, không phải chỗ cãi cọ. Chồng và vợ nên dựa vào sự thỏa hiệp dành cho nhau. Hôn nhân là một nghệ thuật của sự thỏa hiệp", Dư Quang Trung từng phát biểu.

Ông đã sáng tác nhiều bài thơ tình tặng cho vợ. Trong mắt ông, khi về già vợ ông vẫn đẹp, vẫn thu hút như ngày nào. Năm 2016, hai vợ chồng đã kỷ niệm đám cưới kim cương, 60 năm bên nhau. Năm 2017, Dư quang Trung qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.

Câu chuyện tình yêu của họ có sức lay động thật lớn lao. Dù khoảng cách nào cũng chẳng là vấn đề khi tình cảm người dành cho nhau là thật lòng cả!

Nguồn: Sohu, Kknews

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dang-sau-dam-cuoi-kim-cuong-cua-cap-doi-dua-lech-tung-bat-chap-cuoi-du-co-the-tuyet-hau-20200312171313805.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy hay dân gian thường gọi đùa là tào tháo đuổi khiến cho người mắc bệnh vô cùng khó chịu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đôi khi là do việc uống Thuốc kháng sinh.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY