Kinh tế xã hội hôm nay

Đau bụng âm ỉ vì thịt đông, măng khô còn nguyên trong dạ dày

Các bác sĩ phát hiện trong lòng dạ dày có nhiều mảng bì dai, vón cục thành từng mảng lớn gây loét.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân N.T.N. (sinh năm 1948, trú tại Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đầy bụng, buồn nôn kèm theo đau bụng âm ỉ nhiều ngày.

Sau thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày để kiểm tra. Các bác sĩ phát hiện trong lòng dạ dày có nhiều thức ăn cũ là măng, thịt đông..., gồm nhiều mảng bì dai, vón cục thành từng mảng lớn gây loét. Tình trạng này là do khối bã thức ăn lớn ứ đọng lâu ngày không đi qua được lỗ môn vị.

Người nhà bệnh nhân cho biết: “Bình thường bà chỉ dùng thức ăn mềm, dễ nuốt bởi răng hàm trên đã rụng gần hết, không nhai được. Dịp Tết, bà ăn chủ yếu là thịt đông, măng, bánh chưng...".

Miếng thịt đông được lấy ra trong dạ dày nữ bệnh nhân. Ảnh: BSCC.

Sau khi ổn định tình hình sức khỏe bệnh nhân, kíp nội soi do bác sĩ Đoàn Thị Ngọc Quyên - khoa Thăm dò chức năng - đã tiến hành cắt nhỏ và gắp từng mảng khối ra khỏi dạ dày bệnh nhân. Sau nội soi, tình trạng bệnh nhân ổn định, bụng mềm hơn, bớt nôn nao, bệnh nhân được xuất viện sau khi nghỉ ngơi và được bác sĩ tư vấn chế độ ăn đúng cách cho người cao tuổi và hướng dẫn dùng Thu*c để điều trị loét dạ dày.

Bác sĩ Quyên cho biết để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần lưu ý cách ăn uống cho người cao tuổi như thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, chia thành miếng nhỏ.

Ngoài ra, người dân nên uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày; tập thể dục đều đặn (giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt); nấu chín thức ăn, nhai kỹ khi ăn - đặc biệt là người già; không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành khối cho thực phẩm khác kết dính, vón cục dễ gây ra các biến chứng như trào ngược thực quản gây khó chịu, ứ đọng lâu gây loét cho dạ dày, gây tắc ruột ở người cao tuổi.

Theo Hà Quyên/Zing News

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/dau-bung-am-i-vi-thit-dong-mang-kho-con-nguyen-trong-da-day-1343373.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY