Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Đau bụng kèm sút cân, bệnh nhi được phát hiện mắc bệnh hiểm

Theo gia đình bệnh nhi cho biết, cách đây vài năm cháu bé bị chảy máu cam, đau bụng không rõ nguyên nhân, tuy nhiên gần đây, cháu sút cân nhanh kèm đau bụng, gia đình đưa cháu nhập viện thì được phát hiện bị u gan, kích thước khối u đã lên tới 7cm. Đây là một trong hai trường hợp bệnh nhi mắc bệnh hiếm gặp mới được các bác sĩ BV Nhi Trung ương phẫu thuật thành công.

Thông tin từ BV Nhi Trung ương cho biết, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật thành công cho 2 mắc u đầu tụy và u gan ác tính. Đây là hai loại u hiếm gặp ở trẻ em.

Trường hợp đầu tiên là bé Đỗ Gia T (18 tháng tuổi, ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng) được gia đình có biểu hiện lạ từ tháng 8-2018. Gia đình cho biết, thời gian đó cháu hay chướng bụng, đi ngoài phân bạc màu. Khi đưa cháu tới bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, qua siêu âm bác sĩ cháu có khối u đầu tụy, kết quả sinh thiết cho thấy cháu T. mắc u nguyên bào tụy.

TS Phạm Duy Hiền khám cho bệnh nhi

Sau khi điều trị hóa chất tại khoa Ung bướu 3 đợt, đầu tháng 1-2019, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp quyết định mổ cắt khối tá tụy cho cháu. Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Duy Hiền – Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nôi soi nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đây là ca phẫu thuật phức tạp của ổ bụng. “Đối với cháu bé 18 tháng tuổi thì việc phẫu thuật gặp khó khăn hơn rất nhiều do vị trí khối u nằm sát những bó mạch lớn trong ổ bụng. Sau khi khối u được cắt bỏ cùng với khối tá tụy, các bác sĩ tái thiết lập lưu thông tiêu hóa gồm 3 miệng nối: tụy – ruột, mật – ruột; dạ dày – ruột”. – bác sĩ Hiền chia sẻ.

Cũng theo TS. Hiền, thời gian phẫu thuật kéo dài cùng những khó khăn do vị trí khối u gây nên, đồng thời phải thực hiện 3 miệng nối tiêu hóa, đặc biệt là miệng nối mật ruột với đường kính ống mật chủ rất nhỏ , chỉ 3-4mm là thách thức rất lớn với phẫu thuật viên. Chính vì vậy ca phẫu thuật yêu cầu phải có sự tham gia của những phẫu thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, ê kíp gây mê hồi sức giàu kinh nghiệm.

Ca phẫu thuật cho cháu T. được lãnh đạo và các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp cùng với Khoa Gây mê hồi sức thực hiện thành công, sau mổ 7 ngày cháu bé đã hồi phục và có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Bác sĩ Hiền cho biết, u nguyên bào đầu tụy là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, trong vòng 10 năm nay mới có 2 trường hợp được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Khối u lớn vùng đầu tụy

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi Hoàng Bảo N (8 tuổi, ở Hải Phòng) bị u gan. Đây cũng là một ca bệnh đặc biệt và là một phẫu thuật khó mà các bác sĩ Khoa Ngoại, BV Nhi Trung ương vừa chinh phục thành công. Khối u ở gan phải của cháu N khi phát hiện đã to, huyết khối lấp đầy tĩnh mạch cửa phải và một phần tĩnh mạch cửa trái.

Theo gia đình bệnh nhi N cho biết, vào tháng 6 năm 2016 cháu N. có biểu hiện chảy máu cam, đau bụng, nhưng đi khám, siêu âm không phát hiện thấy bất thường. Đến tháng 5 năm 2018, cháu đột nhiên sút 2kg, đau bụng 2 ngày, gia đình đưa đi khám mới phát hiện cháu bị u gan phải, lúc này kích thước khối u đã lên tới hơn 7cm. Kết quả sinh thiết khối u qua kim sinh thiết cho thấy cháu mắc căn bệnh u nguyên bào gan. Sau khi hội chẩn giữa các chuyên khoa Ung bướu, Ngoại khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh, bệnh nhân được điều trị hóa chất 10 đợt tại Khoa Ung bướu của Bệnh viện . Sau 10 đợt vào hóa chất, khối u đã thu nhỏ so với thời điểm mới phát hiện, gan phải teo nhỏ, gan trái phì đại, tuần hoàn bàng hệ vùng rốn gan rất phát triển, còn huyết khối tĩnh mạch cửa phải và một phần tĩnh mạch cửa trái.

Ca bệnh lại được các bác sĩ đưa ra hội chẩn và các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp đã quyết định phẫu thuật cắt gan phải cho cháu. Khó khăn của ca phẫu thuật là ngoài việc cắt gan phải ra còn phải lấy hết huyết khối ở nhánh tĩnh mạch cửa trái, vì vậy ca phẫu thuật được tiến hành trên sự kết hợp của nhiều chuyên khoa gồm: TS Phạm Duy Hiền cùng các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Gây mê hồi sức và nhóm phẫu thuật mạch máu.

Bằng sự nỗ lực của tất cả các bác sĩ, 2 ca phẫu thuật đều thành công, hồi sức sau mổ tốt nên các cháu không có biến chứng, sức khỏe hồi phục gần như bình thường. Hiện hai cháu tiếp tục được theo dõi, quản lý sau mổ ở Khoa Ung bướu của bệnh viện.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dau-bung-kem-sut-can-benh-nhi-duoc-phat-hien-mac-benh-hiem-n153411.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY