Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau quặn vùng thượng vị, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, đôi khi nôn ra máu,…Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Vậy, khi bị đau dạ dày có nên uống Thuốc giảm đau không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau dạ dày, đây là một dạng bệnh lý phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Điển hình là do thói quen ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, sử dụng Thuốc, nhiễm vi khuẩn Hp,…
Như đã đề cập, người bệnh lúc này sẽ có những triệu chứng như vùng thượng vị có cảm giác đau tức, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn,…Nhất là khi thức ăn chạm vào vị trí vết thương bên trong dạ dày khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Thông qua thăm khám, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số Thuốc giảm đau hoặc kháng sinh để khắc phục nhanh chóng tình trạng này. Mặc dù vậy, bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua hoặc ngừng sử dụng khi chưa có sự cho phép của chuyên gia.
Các dạng Thuốc giảm đau sẽ hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do đau dạ dày gây ra. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp che lấp các dấu hiệu của căn bệnh này, không thể chữa khỏi bệnh. Đau dạ dày hoàn toàn có thể tiếp tục tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù người bệnh sử dụng Thuốc giảm đau.
Chính vì thế, người bệnh nên cân nhắc trong việc sử dụng Thuốc khi bị đau dạ dày. Tốt nhất nên lựa chọn Thuốc dựa trên mức độ bệnh lý và tình trạng cơn đau. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng Thuốc giảm đau tương thích với các bậc thang như:
Trường hợp đau dạ dày nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại Thuốc giảm đau không phải opioid. Chẳng hạn như paracetamol, Thuốc chống viêm không steroid. Bác sĩ sẽ chỉ định Thuốc dựa trên độ nhạy cảm của từng bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh cũng cần lưu ý đến chống chỉ định của Thuốc và những vấn đề về tương tác giữa các loại Thuốc với nhau.
Đau dạ dày khi tiến triển thêm một bậc, người bệnh lúc này có thể được chỉ định sử dụng paracetamol kết hợp với loại opioid hoặc Thuốc giảm đau, chống viêm,…
Trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày nặng, các loại Thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn sẽ được chỉ định sử dụng. Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa khi sử dụng Thuốc, người bệnh nên sử dụng Thuốc sau khi ăn no. Hoặc uống Thuốc cùng với thức ăn để giảm cảm giác khó chịu.
Sử dụng Thuốc tân dược giảm đau dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó, điển hình là tình trạng viêm loét, xuất huyết tiêu hóa. Đặc biệt phổ biến đối với các loại Thuốc giảm đau, chống viêm không có steroid. Mặc cho người bệnh sử dụng Thuốc ở dạng uống hay tiêm thì nguy cơ gặp tác dụng phụ vẫn là khá cao.
Nguyên nhân là do Thuốc sẽ khiến lớp niêm mạc bị tác động, chất nhầy bị ức chế sản xuất. Vô tình, điều này làm cho axit và pepsin trong dịch dạ dày tăng sinh nhiều hơn, gây tổn thương niêm mạc. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng Thuốc giảm đau dạ dày: Vùng thượng vị nóng rát, có cảm giác đầy bụng, viêm loét dạ dày, chảy máu, thủng dạ dày,…
Trường hợp người bệnh lạm dụng Thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị kháng Thuốc. Lúc này, virus gây bệnh sẽ sản sinh ra các chất hoặc tế bào mới chóng lại tác dụng của Thuốc. Chính vì thế, mặc dù đã uống Thuốc giảm đau dạ dày nhưng người bệnh vẫn không thấy tình trạng đau được cải thiện.
Khi bị đau dạ dày có nên sử dụng Thuốc giảm đau không? Người bệnh vẫn có thể sử dụng Thuốc giảm đau tùy theo tình trạng bệnh và có sự hướng dẫn bởi người có chuyên môn. Hạn chế việc tự ý mua và sử dụng Thuốc khi không được bác sĩ chỉ định. Bởi, nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trong các trường hợp này là khá cao.
Do đó, để đạt được hiệu quả khắc phục đau dạ dày tốt nhất, người bệnh nên lưu ý vấn đề sử dụng Thuốc đau dạ dày sao cho đúng. Dưới đây là một số nhóm Thuốc thường được sử dụng:
Tình trạng dạ dày bị dư axit sẽ gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, đau dạ dày, không tiêu,…Lúc này, bổ sung Thuốc kháng axit sẽ giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày. Các dạng kháng axit phổ biến như:
Việc sử dụng các loại Thuốc nêu trên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, nếu sử dụng Thuốc dạng viên, trước hết nên nhai Thuốc ra thật kỹ. Việc này sẽ giúp hiệu quả giảm đau được tốt hơn.
Sử dụng quá liều, lạm dụng Thuốc có thể khiến người bệnh đối mặt với tình trạng táo bón, tiêu chảy, rối loạn nhu động ruột,…Trường hợp người bệnh mắc bệnh thận mãn tính, Thuốc kháng axit không được chỉ định điều trị.
Đây là nhóm Thuốc được sử dụng để ngăn chặn tình trạng ợ nóng, đau dạ dày xảy ra thường xuyên. Thuốc ức chế bơm proton hoạt động dựa trên quá trình ngăn chặn sự sản sinh axit bên trong dạ dày. Một số dạng được dùng phổ biến hiện nay là dạng rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole,…
Nếu muốn hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng nhóm Thuốc này hàng ngày, sử dụng 1 lần khi bụng rỗng. Thời gian thích hợp sử dụng Thuốc là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng 30 phút cho đến 1 giờ đồng hồ. Cách này sẽ giúp người bệnh kiểm soát lượng axit dạ dày.
Tuy nhiên, Thuốc cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý như tình trạng tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, đau bụng,…Không những thế, Thuốc cũng làm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, phổi, loãng xương gia tăng. Phổ biến ở những bệnh nhân sử dụng Thuốc ngoài 1 năm.
Tình trạng axit trong dạ dày bị tăng vượt mức gây đau dạ dày có thể sử dụng Thuốc ức chế thụ thể H2. Nhóm Thuốc này có tác dụng chậm hơn so với những dạng Thuốc kể trên. Tuy nhiên tác dụng mà chúng đem đến sẽ kéo dài hơn các loại khác. Một số dạng được sử dụng phổ biến như nizatidine, famotidine, cimetidine,…
Đây cũng là dạng Thuốc được sử dụng nhiều nhất đối tình trạng đau dạ dày gây ra bởi viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời, Thuốc ức chế thụ thể H2 cũng giúp người bệnh khắc phục nhanh các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra như ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn,… Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng Thuốc ức chế thụ thể H2 cùng với Thuốc kháng axit.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn nhằm nhanh chóng cải thiện chứng đau dạ dày. Sử dụng Thuốc trước bữa ăn đầu tiên, ngoài ra một vài trường hợp khác có thể sử dụng trước khi ăn tối. Bởi, Thuốc cần 30 – 90 phút mới phát huy tác dụng. Hiệu quả cải thiện kéo dài 24 giờ sau khi dùng. Một số tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng các loại Thuốc này là chứng táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau đầu,…
Bên cạnh những loại Thuốc kể trên, người bệnh có thể sử dụng một số dạng Thuốc khác như Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp, Thuốc giảm đau dạ dày như sucralfate, bismuth, misoprostol,…
Những loại Thuốc có khả năng giảm đau dạ dày thường thuộc nhóm Thuốc cấp tính. Cụ thể chúng chỉ là Thuốc có tác dụng khắc phục tạm thời các triệu chứng khó chịu của bệnh. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng uống sai Thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Đau dạ dày có nên uống Thuốc giảm đau không?”. Theo khuyến cáo, khi cơ thể có những triệu chứng bất ổn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị. Đây là cách tốt nhất giúp người bệnh hạn chế được nhiều rủi ro.
Có thể bạn quan tâm:
Đau dạ dày có nên uống sữa tươi không? Uống thế nào tốt?
- Đau bao tử buồn nôn mệt mỏi nên làm gì?
Chủ đề liên quan: