Huyết học hôm nay

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng mà máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Thiếu máu có thể do stress, di truyền hay những rối loạn khác gây ra.
Mắt nhợt nhạt: Bạn có thể dễ dàng phát hiện tình trạng thiếu máu bằng cách nhìn vào mắt. Khi kéo căng mí mắt và nhìn vào bên dưới nó, bạn sẽ thấy phần trong mí mắt trở nên nhợt nhạt. (Ảnh: KT).

Mệt mỏi: Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi trong vòng 1 tháng hoặc hơn, có thể bạn có lượng hồng cầu thấp. Nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào quá trình ô xy hóa các tế bào hồng cầu và lượng hồng cầu càng thấp, tốc độ ô xy hóa trong cơ thể càng thấp. (Ảnh: BigStock).

Buồn nôn: Những người bị thiếu máu thường trải qua triệu chứng buồn nôn ngay khi rời khỏi giường ngủ. (Ảnh: KT).

Hụt hơi: Lượng máu thấp làm giảm mức ô xy trong cơ thể; khiến chúng ta cảm thấy bị hụt hơi hoặc thở hổn hển khi làm những công việc hằng ngày, chẳng hạn như đi bộ. (Ảnh: KT).

Nhức đầu: Những người bị thiếu máu thường phàn nàn về việc thường xuyên bị nhức đầu. Việc thiếu hồng cầu khiến não bị thiếu ô xy, gây nhức đầu. (Ảnh: KT).

Tim đập nhanh: Đây là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ nhịp tim bất thường, quá mạnh hoặc có tốc độ đáng nghi ngại. Khi bạn bị khó thở hoặc thiếu ô xy, nhịp tim gia tăng để bù đắp khoản thiếu hụt năng lượng. Điều này gây ra tình trạng tim đập nhanh. (Ảnh: KT).

Lo lắng: Nhịp tim nhanh có thể khiến cảm thấy lo lắng. Nhưng nếu lo lắng là mới đối với bạn, gia tăng nhiều hoặc không có lý do rõ ràng, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu. (Ảnh: KT).

Tức ngực: Khi nằm xuống, bạn có thể nghe thấy tiếng thình thịch như đánh trống của tim thì có nghĩa là tim của bạn đang phải chạy đua để cố gắng lấy thêm nhiều oxy. Hơn nữa, nhịp tim bất thường hoặc tiếng thổi tim rõ rệt hơn khi bạn đang bị thiếu máu. (Ảnh: KT).

Da tái xanh: Một trong những cách tốt nhất để biết bị thiếu máu là nhìn vào các bọng dưới của mắt. Đây là một khu vực có mạch vì vậy nếu nó nhạt, đó là một dấu hiệu tốt rằng bạn không nhận được đủ các tế bào máu đỏ cho các khu vực khác trên cơ thể. Khuôn mặt, lòng bàn tay và dưới móng chân, tay cũng có thể trông nhợt nhạt dễ phát hiện. (Ảnh: KT).

Rụng tóc: Có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. Khi da đầu không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể, bạn sẽ bắt đầu bị rụng tóc với tốc độ nhanh. (Ảnh: KT).

Suy giảm miễn dịch: Khi cơ thể bạn có rất ít năng lượng và ô xy, sự miễn dịch hay còn gọi là khả năng chống bệnh tật bị suy giảm. Bạn sẽ dễ mắc bệnh hoặc kiệt sức. (Ảnh: KT).

Đi lại khó khăn: Khi bị thiếu máu não, bạn khó có thể đi lại thuận lợi. Các chuyên gia khuyên rằng: ngay khi cảm thấy đứng không vững, bệnh nhân cần tìm cách dựa vào đâu đó hoặc nhẹ nhàng ngồi xuống; tránh để mất thăng bằng, dễ bị ngã ra đằng sau. (Ảnh: KT).

Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ: Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt sẽ ghé thăm bất kỳ lúc nào. Người bệnh cũng hiếm khi có được một giấc ngủ sâu. Khi thức dậy dễ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc. (Ảnh: KT).

Cảm giác tê: Nếu có một cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân hoặc cảm thấy lạnh nhiều chứng tỏ máu không đủ để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. (Ảnh: KT).
Theo Hải Yến - VOV
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-nhan-biet-benh-thieu-mau-n339128.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy không chỉ là triệu chứng khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà thực tế nó còn ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY