Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết và cách xử trí

Hạ đường huyết ít gặp ở những người bình thường nhưng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Thiếu hụt đường huyết trầm trọng có thể Tu vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Hạ đường huyết là gì?

Lượng đường (Glucoza) trong máu ở người bình thường từ 70mg/dl- 100mg/dl. Khi lượng đường huyết giảm xuống dưới mức 70mg/dl gọi là hạ đường huyết.

Hạ đường huyết ít gặp ở những người bình thường nhưng thấy phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường. Thiếu hụt đường huyết trầm trọng có thể dẫn đến Tu vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết:

Hạ đường huyết được chia thành 3 mức độ khác nhau. Tương ứng với các mức độ đó, người bệnh thường có dấu hiệu sau:

Hạ đường huyết mức độ nhẹ: bệnh nhân cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim nhịp nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi.

Hạ đường huyết mức độ trung bình: có biểu hiện về tinh thần kinh, người bệnh thấy cơ thể bạc nhược, giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, xuất hiện hiện tượng dị cảm, nhìn một hoá hai, có các động tác bất thường, thậm chí có rối loạn giấc ngủ.

Những trường hợp hạ đường huyết nặng sẽ có thể xuất hiện lú lẫn cấp tính, người bệnh bị kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người (giả đột qụy) hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú. Bệnh nhân có những cơn co giật, có thể ngắt quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu có rối loạn ý thức, có thể kèm theo tình trạng vật vã, các động tác bất thường, có những dấu hiệu đặc biệt như tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có phản xạ tăng, dấu hiệu mút tay, níu áo, đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Biểu hiện hội chứng vận mạch và tim là điện tim đồ có thể hiện thiếu máu cơ tim. Bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).

Làm gì khi bị hạ đường huyết?

Đối với những bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ và trung bình: phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường (150ml), 100ml nước ngọt (cocacola), uống 100ml- 150ml nước hoa quả (cam), để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 - 30% (40 - 60ml), có thể nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10-15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự). Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi không để lại di chứng gì.

Phòng bệnh hạ đường huyết thế nào?

Để phòng bệnh, mọi người không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường không nên tự ý insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay. Hạn chế uống rượu đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở người đái tháo đường là phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Theo Th.S Huỳnh Thị Nhung - Khoa Y dược
Đại học Quốc gia Hà Nội
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-nhan-biet-ha-duong-huyet-va-cach-xu-tri-n271156.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY