Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng hôm nay

Đau tai: chẩn đoán và điều trị

Đau tai dữ dội mà không tương ứng với phát hiện thực thể có thể do virus zona ở tai, đặc biệt khi có những phổng nước ở ống tai hoặc hố thuyền.

Viêm tai ngoài và viêm tai giữa cấp là hai nguyên nhân gây đau tai. Trong viêm tai ngoài thường có tiền sử như mới đi bơi, chiếu tia hoặc chấn thương thực thể, trong khi đó viêm tai giữa cấp thường do có tiền sử hoặc đang có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khám thực thể cũng khác nhau, trong viêm tai ngoài thấy da ống tai bị xung huyết, còn trong viêm tai giữa cấp chỉ thấy khi màng nhĩ bị vỡ và mủ chảy ra ngoài ống tai. Trong viêm tai ngoài, màng nhĩ có thể xung huyết nhưng vẫn di động tốt do sự thông khí bình thường ở tai giữa.

Đau tai dữ dội mà không tương ứng với phát hiện thực thể có thể do virus zona ở tai, đặc biệt khi có những phổng nước ở ống tai hoặc hố thuyền. Viêm tai giữa mạn thường không đau trừ khi trong đợt cấp. Đau kéo dài và chảy mủ tai gợi ý đến viêm xương nền sọ hoặc ung thư.

Thần kinh cảm giác của tai được chi phối bởi dây tam thoa, dây mặt (VII), lưỡi họng (IX), phế vị (X) và dây cổ trên. Do chi phối bởi rất nhiều thần kinh nên rất hay gặp đau tai. Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là nguyên nhân thường gặp, đau thường tăng khi nhai, khi nghiến răng hoặc lệch khớp cắn.

Điều trị gồm ăn lỏng, chườm nóng cơ cắn, xoa bóp, Thu*c giảm đau, và chữa răng. Đau nhói dữ dội từng đợt có thể do đau dây thần kinh IX. Điều trị bằng carbamazepin (100 - 300 mg uống 8 giờ/lần) thường làm giảm triệu chứng đau. Đau dây lưỡi họng dữ dội có thể do các vi mạch chèn ép dây này.

Nhiễm khuẩn, khối u vùng họng miệng, hạ họng và thanh quản thường gây đau tai. Khi đau tai kéo dài cần thăm khám chuyên khoa để loại trừ ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanbenhtaimuihong/dau-tai-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY