Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Ðau thần kinh hông có phòng được không?

Đau thần kinh hông gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh hoạt, thậm chí gây tàn phế. Tuy vậy, bệnh cũng có thể phòng ngừa nếu được quan tâm đúng mức.

Một số nguyên nhân thường gặp gây đauthần kinh hông

Tuổi từ 30 - 60 dễ gặp đau dây thần kinh hông.Đau dây thần kinh hông chủ yếu là đau rễ thần kinh thắt lưng 5 và rễ thần kinh cùng 1. Đau thầnkinh hông liên quan mật thiết với tủy sống. Về mặt cấu tạo thì tủy sống nằm trong ống sống. Dọctheo cột sống thì mỗi đoạn tủy sống có một đôi rễ thần kinh tương ứng đi ra khỏi ống sống (mỗi bênmột rễ thần kinh). Đôi rễ thần kinh này có chức năng chi phối vận động và chi phối cảm giác từng bộphận của cơ thể. Đôi rễ thần kinh của thắt lưng số 5 và cùng 1 được gọi là thần kinh hông (thầnkinh tọa).

Đường đi củathần kinh hông to (thần kinh tọa)

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau thầnkinh hông, bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nhưng nguyên nhân xuất phát từcột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao hơn cả, trong đó thoát vị đĩa đệm đóng vai trò chủ yếu.

Nghiêncứu cho thấy thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh hông chiếm tỷ lệ rất cao (từ 60 - 90%). Đĩađệm là phần cấu trúc không xương nằm giữa 2 đốt sống, được cấu tạo bởi các sợi rất chắc bao bọcxung quanh và ở giữa là nhân nhày. Đĩa đệm có tác dụng làm "giảm xóc" khi có lực nén tác động vàocột sống (từ trên xuống hoặc từ dưới lên). Khi lực tác động mạnh, đột ngột lên đĩa đệm thì làm chocác vòng sợi có thể bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống hoặc chui vào vị tríthoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và cùng 1 làm chèn ép rễ thần kinh và gây đau. Ở ngườiđang độ tuổi lao động, khi làm việc nặng, quá sức, sai tư thế rất có thể bị tổn thương đĩađệm.

Tổn thương đĩa đệm thường xảy ra cấp tính. Ởngười tuổi xế chiều, đau thần kinh hông thường do thoái hóa đĩa đệm cho nên thường xảy ra mạn tính và hay tái phát. Đau thần kinh hôngcũng có thể do có sự biến đổi bất thường ở đốt sống thắt lưng như trượt đốt sống số 5 do cơ học(bưng bê không cân xứng, mang vác nặng) hoặc do đốt sống thắt lưng đã hoặc đang thoái hóa. Đauthần kinh hông cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm do tụ cầu...), viêmkhớp cùng chậu, ung thư ở cơ quan khác di căn đến.

Đau thần kinh hông cũng có thể do viêm đốt sốngthắt lưng, viêm cột sống dính khớp làm thu hẹp ống sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh và cóthể gây nên hội chứng "đuôi ngựa". Viêm cột sống dính khớp thường gặp ở tuổi trung niên (dưới 40tuổi), biểu hiện là đau âm ỉ thắt lưng, mông, đau nhiều về đêm và buổi sáng, thường có biểu hiệncứng khớp cột sống thắt lưng làm hạn chế vận động.

Ngoài ra, người ta cũng thấy đau thần kinh hôngcó thể có liên quan đến chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh hông như bị gãy xương chậu hoặc bịtiêm trực tiếp vào thần kinh hông (tiêm mông sai kỹ thuật) hoặc do một loại Thu*c dầu được tiêmmông rồi Thu*c khuếch tán đến thần kinh hông hay do loãng xương gây thoái hóa khớp.

Biểu hiện của đau thần kinhhông

Đau thần kinh hông dọc theo đường đi của dâythần kinh, vì vậy, triệu chứng đau rất điển hình. Trước tiên là đau thắt lưng, sau đó đau lan xuốngmông, đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, rồi lan xuống mặt trước mắt cá ngoài, mu bànchân và vắt ngang qua ngón cái. Nếu tổn thương ở đốt sống thắt lưng số 5 thì đau ở vùng thắt lưng.Cơn đau thường tự nhiên, bột phát, liên tục nhưng có trường hợp đau cấp tính như dao đâm.

Điển hìnhnhất của cơn đau là xuất hiện khi gắng sức cúi xuống để nâng một vật nặng bỗng thấy đau nhói ở thắtlưng, bắt buộc phải ngừng công việc. Sau một vài giờ, tuy không làm việc nặng nữa nhưng lưng vẫn bịđau và có trường hợp vài ba ngày sau đó lưng vẫn còn tiếp tục đau. Đau tăng lên và lan dọc theo dâythần kinh hông, nhất là khi ho, hắt xì hơi hoặc lúc rặn để đại, tiểu tiện. Cơn đau có thể giảm khinằm nghỉ, nhất là được nằm trên mặt giường cứng.

Ngoài ra, cũng có thể thấy có cảm giác đau nhưkiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân, bắt chéo qua mu bàn chân và ngón cái hoặcngón út bàn chân. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của ngành khoa học y học mà việc chẩn đoán đau dây thầnkinh hông có nhiều thuận lợi hơn như chụp bao rễ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặcchụp cộng hưởng từ (MRI). Đau thần kinh hông nếu không được chữa trị nghiêm túc sẽ ảnh hưởng lớnđến sinh hoạt, sức lao động, lâu dần sẽ bị teo cơ và có thể gây tàn phế.

Cách phòng bệnh

Ngoài 30 tuổi, (nam và nữ) nên theo dõi mật độxương định kỳ nhằm phát hiện sớm hiện tượng loãng xươnggây thoái hóa khớp, đặc biệt là người lao động chân tay hoặc người phải ngồi lâu, nhiều giờ trong1 ngày và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Hàng ngày, nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưuthông, thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các cơ quan và các khớp xương. Cần có các động tác tập cáckhớp xương thích hợp, nhẹ nhàng, uyển chuyển, ví dụ như các động tác tập thể dục buổi sáng.

Nhữngngười phải thường xuyên mang vác nặng cần thao tác đúng tư thế, tránh để xảy ra hiện tượng chấnthương lồi đĩa đệm hoặc trật, trượt khớp đốt sống. Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớpcùng chậu, cần điều trị tích cực đúng theo chỉ định của thầy Thu*c, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoakhớp. Người bị đau thần kinh hông cần điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh trởthành mạn tính, thậm chí gây biến chứng teo cơ, tàn phế. Ngoài ra, cần ăn uống đủ chất và bổ sunglượng canxi cần thiết khi có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình.

AloBacsi.vnTheo PGS.TS.TTƯT.Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/au-than-kinh-hong-co-phong-duoc-khong-n70983.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY