Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dây cột tóc mắc kẹt hai tháng trong mũi bé trai

TP HCM-Bé trai 5 tuổi bị sổ mũi bên trái hơn hai tháng, mùi khá hôi, uống Thu*c không khỏi được gia đình đưa vào viện khám.

Bác sĩ Lâm Lê Phương, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, ngày 4/5 cho biết nội soi mũi phát hiện có dị vật đang trong quá trình gây viêm, tạo mủ. Các bác sĩ gắp thành công một cọng dây thun buộc tóc ra khỏi mũi trái của bé. Sau can thiệp, bệnh nhi không còn chảy mũi. Nhiều khả năng bé tự nhét dây vào mũi suốt hai tháng qua mà người nhà không biết.

Bác sĩ thăm khám mũi bé trai sau khi nội soi gắp dị vật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Phương, dị vật trong mũi để lâu dễ gây viêm loét mũi, viêm mũi xoang. Những dị vật có chứa hóa chất như pin điện tử cần lấy ngay trong vòng 4 giờ để hạn chế loét niêm mạc, chảy máu, thủng vách ngăn mũi, gây sẹo co kéo.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh chú ý biểu hiện bất thường ở trẻ như chảy mũi một bên, bởi dị vật mắc kẹt sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết chất nhầy, gây chảy nước mũi, giai đoạn đầu mũi trong, sau đó đục, có mùi hôi. đôi khi dị vật còn làm trầy xước niêm mạc trong mũi, dẫn đến chảy máu mũi. ngoài ra, cần lưu ý dấu hiệu dị vật mũi khác như trẻ nghẹt và đau mũi một bên, sốt, ngứa mũi, hắt xì, ngủ ngáy, thở có tiếng rít ở mũi.

Trẻ trong độ tuổi một đến 6 thường rất hiếu động và tò mò, có thể tự nhét các đồ vật nhỏ như nút nhựa, khuy áo, hạt đậu, dây thun... vào mũi mình hoặc mũi bạn rồi sau đó quên, hoặc do sơ suất, chấn thương làm dị vật mắc lại trong mũi. Phụ huynh cần để ý quan sát bé trong lúc chơi, hạn chế mua những đồ dùng hay đồ chơi có chi tiết quá nhỏ. Dạy trẻ nhận thức việc nhét đồ vật vào mũi là việc làm nguy hiểm.

Không nên cố lấy dị vật trong mũi bé ra ngoài bằng tăm bông hay các dụng cụ không chuyên dụng khác vì có thể làm rơi dị vật từ mũi xuống họng và vào đường thở rất nguy hiểm. Không nên bảo trẻ cố hít vào thật mạnh khi có dị vật bên trong mũi. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ có dị vật trong mũi, lấy ra bằng các dụng cụ chuyên dụng. Trường hợp chảy máu hoặc loét vách ngăn, cuốn mũi sau khi lấy dị vật, bé được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, cầm máu...

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/day-cot-toc-mac-ket-hai-thang-trong-mui-be-trai-4459349.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Trong khi thành phố thay đổi thời gian cấm đường ở khu trung tâm cho diễn tập mít tinh, nhiều người dân không biết nên vẫn chọn lộ trình khác di chuyển khiến nhiều khu vực xảy ra ùn ứ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY