Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Day huyệt đại chùy trị cảm cúm, đau cổ vai gáy

Trong Đông y huyệt đại chùy là một huyệt đạo vô cùng quan trọng. Tác động vào huyệt tại chỗ giảm ngay các chứng đau cổ vai gáy, giảm đau đầu, giảm mệt mỏi, điều trị chứng phong hàn, tăng sức đề kháng và lưu thông khí huyết.

Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy: Dưới da của huyệt chính là gân cơ thang. Dây thần kinh vận động cơ, đó chính là thần kinh sọ não XI, các nhánh rối của thần kinh ống sống. Tiết đoạn thần kinh D3 chi phối vùng da dưới huyệt. Đây là huyệt đạo rất quan trọng với các chức năng và hoạt động của não bộ, hệ xương khớp và hô hấp
Theo Đông y, đại chùy huyệt chủ trị toàn bộ cơ thể trị cảm cúm, sốt, ho nhiều đờm, tiết chế dịch phế quản.
Cách xác định huyệt đại chùy: Khi cúi cổ xuống thì lúc này sẽ lộ ra khoảng từ 1 đến 3 u xương tròn, mỗi u xương đặt 1 ngón tay lên đó.

Xoay tròn cổ, khi thấy đốt nào chạm vào ngón tay nhiều nhất chính là vị trí của đốt sống số 7. Huyệt đại chùy nằm ở phần lõm của gai đốt sống cổ 7 này.

Vỗ huyệt đại chùy trị cảm cúm, đau cổ vai gáy

Vỗ huyệt đại chùy trị nhức mỏi vai gáy, cứng cổ, giảm mệt mỏi

Dùng hai bàn tay úp vào nhau, giống như đang chắp tay nhưng khum lại tạo thành hình cái chùy. 

Đứng thẳng, lưng thẳng. Đưa nắm chùy lên thẳng đỉnh đầu, đầu hơi cúi xuống, dùng lực co của tay cùng với núm gối để vỗ xuống đến huyệt Đại Chùy với một lực vừa phải.

Thực hiện vỗ liên tục như vậy khoảng 10 lần. Vừa vỗ kèm theo đếm (hô), khi nào làm xong thì đưa 2 tay lên đầu vỗ 3 lần.

Kết hợp với các huyệt vị: Phong Trì, Thiên Trụ, Phong Phủ. Mỗi huyệt vị dùng ngón tay ấn và day trong 30 giây. Thực hiện bấm mỗi ngày để lưu thông khí huyết, giúp tăng cường trí nhớ và điều trị chứng đau mỏi vai gáy, mất ngủ.

Bấm huyệt đại chùy trị cảm cúm, bệnh đường hô hấp

Cúi đầu xuống, xác định chính xác vị trí huyệt vị.

Dùng ngón tay ấn một lực vừa đủ xuống huyệt vị trong 1 – 2 phút.

Thực hiện thường xuyên 2 lần mỗi ngày để khai thông phế khí, giải biểu, thanh tâm, cải thiện hệ thống đường hô hấp và nâng cao sức đề kháng.

Châm cứu huyệt đại chùy (dành cho thầy Thu*c) 

Đâm mũi kim vào vào huyệt hướng lên trên, luồn xuống mỏm gai của đốt sống số 7, sau khoảng 0.5 – 1 thốn.

Châm cho đến khi có cảm giác lan từ đầu tới hai bên vai.

Cứu lại trong 10 – 15 phút.

Ngoài tác dụng đơn lập huyệt đại chùy còn có thể phối cùng những huyệt vị như sau

Bấm huyệt đại chùy cùng huyệt phong trì trị cảm cúm

Để trị chứng cảm cúm:  Phối huyệt đại chùy, phong trì, khúc trì.

Để trị cảm phong nhiệt: Phối huyệt đại chùy cùng ngoại quan, hợp cốc, thiếu thương, phong trì (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu)

Trị chứng ho suyễn: Phối huyệt đại chùy huyệt đản Trung, phong môn, phế du

Hỗ trợ điều trị tế bào giảm: Phối huyệt đại chùy cùng huyệt khúc trì, túc tam lý, tam âm giao, tỳ du (Châm Cứu Học Thượng Hải.)

Trị bệnh viêm khí quản: Phối huyệt đại chùy, phong long, trung quản.

Để trị chứng tâm thần phân liệt: Kết hợp đại chùy, thân trụ, vô danh và đại bao.

Để trị ra mồ hôi trộm: Phối huyệt đại chùy với huyệt đại bao, âm khích, quan nguyên, hậu khê (Trung Hoa Châm Cứu Học)

Để trị viêm tĩnh mạch: Phối đại chùy với huyệt kiên tỉnh, thân trụ, mệnh môn (Tân Châm Cứu Học). 

TTUT. BS CKI  Quách Tuấn Vinh  

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/day-huyet-dai-chuy-tri-cam-cum-dau-co-vai-gay-n197681.html)
Từ khóa: cảm cúm

Chủ đề liên quan:

cảm cúm

Tin cùng nội dung

  • Bệnh cảm cúm theo mùa do virut gây ra. Bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm nếu cơ địa bệnh nhân yếu như viêm phổi, viêm tai xương chũm..., nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY