Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dây thần kinh phế vị tổn thương có thể gây Covid kéo dài

Nghiên cứu từ Tây Ban Nha cho thấy việc nCoV gây tổn thương dây thần kinh phế vị có thể là nguyên nhân chính của hội chứng Covid kéo dài.

Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kết nối các cơ quan quan trọng bao gồm não, tim, phổi và ruột, đồng thời điều khiển các cơ dùng để nuốt. Các chuyên gia thường gọi nó là "đường quốc lộ" của hệ thần kinh.

Các nhà khoa học tại bệnh viện đại học germans trias i pujol, badalona, tây ban nha đã nghiên cứu trên các bệnh nhân covid-19 kéo dài và kiểm tra các triệu chứng của họ, xác định xem liệu dây thần kinh này bị tổn thương có gây ra di chứng hay không.

Theo đó, nhóm chuyên gia khảo sát 348 tình nguyện viên. Hai phần ba trong đó có các triệu chứng tương tự người bị tổn thương dây thần kinh, thường xảy ra do phẫu thuật, chấn thương hoặc khối u. Biểu hiện bao gồm tiêu chảy, tim đập nhanh, chóng mặt, khó nuốt, các vấn đề về giọng nói, huyết áp thấp.

Kết quả phân tích dựa trên xét nghiệm của 20 bệnh nhân cho thấy các di chứng về đường tiêu hóa, tim đập nhanh có liên quan đến các tổn thương dây thần kinh phế vị. Một phần tư trong đó có phần dây thần kinh phế vị bị viêm hoặc dày lên.

Các chuyên gia chỉ ra rằng những thay đổi cấu trúc của dây thần kinh phế vị là đặc trưng của Covid-19 kéo dài. Các tổn thương mạch máu cũng có thể khiến người từng nhiễm nCoV gặp di chứng.

Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Cộng đồng Copper Queen ở Bisbee, Mỹ. Ảnh: NY Times

Tiến sĩ David Strain, giảng viên lâm sàng cao cấp tại Đại học Y Exeter, không tham gia nghiên cứu, nhận định đây là bằng chứng cho thấy việc virus tác động lên hệ thần kinh là một trong số những nguyên nhân gây ra Covid-19 kéo dài.

Theo các công bố chính thức, khoảng 1,3 triệu người anh, chiếm 20% dân số có biểu hiện covid-19 kéo dài ít nhất 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. tuy nhiên, tình trạng bệnh khó xác định. các dữ liệu dựa trên triệu chứng tự báo cáo nên khó biết được chính xác bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Các di chứng thường gặp nhất là mệt mỏi, khó thở, mất khứu giác hoặc vị giác.

Thục Linh (Theo Daily Mail)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/day-than-kinh-phe-vi-ton-thuong-co-the-gay-covid-keo-dai-4428758.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY