Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đề phòng biến chứng viêm xương tủy hàm

Viêm xương tuỷ hàm là một bệnh lý khá phổ biến, không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu;

Một số yếu tố thuận lợi khiến xương hàm dưới dễ bị viêm phải kể đến như: Xương hàm phần lớn được niêm mạc che phủ dẫn đến những sang chấn, tổn thương, các bệnh lý dễ đi trực tiếp vào xương; Xương hàm là bộ phận gánh chịu mọi biến đổi S*nh l* của con người (quá trình hình thành và mọc răng); Xương hàm thường xuyên bị nhiễm khuẩn mạn hoặc cấp dẫn đến vi khuẩn tấn công gây bệnh; Xương hàm dưới có cấu tạo đặc trưng kiểu Havers có cấu tạo trũng, dễ ứ đọng dịch tiết, thức ăn, phần ở giữa xốp, tưới máu chủ yếu là do động mạch răng dưới dẫn đến sức đề kháng kém hơn so với hàm trên dẫn đến dễ viêm nhiễm, hoại tử hơn; Ở xương hàm trên do vỏ xương mỏng nên quá trình nhiễm khuẩn và thoát khuẩn diễn ra dễ dàng hơn, xương mục dễ bị tách rời nên quá trình hoại tử xương được hạn chế.

Sâu răng có thể gây nên viêm tủy xương.

Sâu răng có thể gây nên viêm tủy xương.

Bệnh viêm xương tủy hàm thường do 2 nhóm nguyên nhân chính:

nguyên nhân do răng: răng nhiễm khuẩn, viêm quanh chóp răng, biến chứng do nhổ răng, cấy ghép hàm không được rung nạp, không lấy vật cấy ra đúng thời gian chỉ định, nhiễm khuẩn túi thân răng mọc ngầm… là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm xương tủy.

Nguyên nhân không do răng: Nhiễm khuẩn toàn thân như sởi, cúm, thương hàn, giang mai, lậu, vi khuẩn tấn công trực tiếp, lây qua đường máu, các vết thương vùng hàm mặt, các loại u lành, u ác tính trong xương hàm.

Trong viêm xương tủy hàm, bệnh nhân có sốt từ 38- 40oc kèm rét run từng cơn, thường do nhiễm khuẩn huyết; sốt kèm theo mạch nhanh, rối loạn nhịp tim. thể trạng mệt mỏi, li bì, biểu hiện của nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng. rối loạn chức năng ăn nhai, nuốt, chủ yếu do đau, do sưng nề chèn đẩy các cơ quan trong miệng. xét nghiệm máu: thấy tăng bạch cầu.

Tại vùng xương viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tổ chức phần mềm che phủ xương, có thể rầm rộ, có khi âm ỉ kéo dài tùy theo từng nguyên nhân. Đau liên quan đến xương hàm và cung răng: đau liên tục âm ỉ nửa cung hàm, có khi lan ra toàn bộ hàm. Các răng bị ảnh hưởng của xương viêm lung lay hoặc xô lệch tùy theo mức độ phá hủy của xương, nhiều trường hợp răng rụng dần nhưng niêm mạc lợi không thể liền. Rò qua bề huyệt răng, qua tổ chức phần mềm bên ngoài. Rò ở một, hai, ba vị trí dọc cung hàm, có khi lấy được mảnh xương ch*t. Rò lâu ngày có thể tiêu hủy nhiều xương dẫn đến gãy xương hàm.

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn phát hiện, thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Chống nhiễm khuẩn: Do các loại vi khuẩn ngày càng có cấu tạo phức tạp, khả năng kháng Thu*c mạnh nên yêu cầu phải sử dụng Thu*c liều lượng cao, kết hợp đồng thời nhiều phương pháp. Các trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết cần phải điều trị sớm để tránh biến chứng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Liệu pháp can thiệp: Trích rạch tháo mủ là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với những trường hợp xuất hiện viêm màng mủ.

Lưu ý: Bệnh viêm tủy xương hàm muốn điều trị triệt để cần trải qua nhiều lần phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân và người nhà phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám hoặc tái điều trị theo đúng yêu cầu.

Để phòng bệnh hiệu quả, mọi người cần giữ gìn răng miệng hằng ngày sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn. Nên đi khám răng và lấy cao răng định kỳ (6 tháng 1 lần).

Đối với trẻ em đang thay răng và người già bị rụng răng thì vệ sinh răng miệng càng được hết sức chú ý. Đối với những người bị sâu răng, viêm lợi, lên răng khôn... bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cần đi khám ở các chuyên khoa răng hàm mặt để được hướng dẫn điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/de-phong-bien-chung-viem-xuong-tuy-ham-n183148.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY