Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ðể tránh viêm mũi dị ứng hoành hành

Ô nhiễm môi trường kết hợp với sự thay đổi thời tiết thất thường mùa xuân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là một căn bệnh thường gặp nhưng cũng gây nhiều phiền toái...

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp thường gặp (chiếm khoảng 32% trong các bệnh lý về tai mũi họng tại nước ta) với các dấu hiệu triệu chứng điển hình như: sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục. Đây là một loại bệnh lý toàn thân, không chỉ gây ra các triệu chứng ở vùng mũi mà còn có thể biểu hiện ở các bộ phận khác ở cơ thể như mắt (cay mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt), họng (ngứa họng, khó chịu ở vùng hầu họng), tai (ngứa tai, ù tai), da (cảm giác ngứa toàn thân). Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng liên quan đến phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc hay phơi nhiễm các tác nhân lạ gây hại cho cơ thể (gọi là dị nguyên). Tuy nhiên, các biểu hiện tại mũi là điển hình nhất do niêm mạc mũi rất nhạy cảm với các dị nguyên và đây cũng là nơi tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp với các tác nhân gây bệnh.

Vì sao mắc viêm mũi dị ứng?

Mọi người rất dễ mắc phải viêm mũi dị ứng do nguy cơ cao tiếp xúc với các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất tẩy rửa lông chó mèo phát tán vào không khí. Bên cạnh đó, vào mùa xuân, cây cối đơm hoa nảy lộc, giải phóng một lượng lớn phấn hoa vào không khí. Chúng ta cũng thường trang trí nhà cửa bằng nhiều loại hoa để có được màu sắc và mùi thơm của mùa xuân. Tuy nhiên, mùi và phấn hoa cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng thường gặp đối với nhiều người nên nguy cơ bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến phấn hoa cũng rất cao. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, khi tiết trời giao mùa vẫn còn cái lạnh của mùa đông, nhất là vào buổi tối cũng khiến cho cơ thể nhạy cảm hơn và dễ dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện thành từng cơn. Trong cơn các triệu chứng điển hình, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thường cơn dị ứng đến đột ngột và mất đi cũng nhanh. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra sau một đáp ứng viêm, liên quan đến giải phóng histamin - chất trung gian hóa học trong phản ứng dị ứng do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng ở niêm mạc mũi. Các triệu chứng sẽ bắt đầu từ nhẹ đến khó chịu nhiều hơn cũng như biểu hiện đầu tiên ở mũi rồi đến các cơ quan khác của cơ thể (hoặc toàn thân).

Triệu chứng ban đầu thường là ngứa mũi, ngứa cả hai bên mũi, có thể ngứa lan sâu vào xoang, ngứa lên mắt, ngứa xuống họng, ngứa da ống tai ngoài. Sau ngứa mũi thường xuất hiện triệu chứng hắt hơi, tiếp đến là chảy nước mũi (nước mũi thường loãng, trong, nhiều nước nhưng cũng có thể chuyển sang đặc hơn, có màu và có mủ do bội nhiễm) và sau đó là nghẹt mũi (do đáp ứng viêm gây ra gây sung huyết dẫn đến nghẹt mũi). Tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể gây đau đầu, đôi khi đau tai, viêm tai giữa, viêm xoang bội nhiễm. Bên cạnh đó là các triệu chứng ở mắt, mắt có thể bị kích ứng, đỏ mắt, chảy nước mắt, đôi khi còn gây tăng nhạy cảm ánh sáng.

Nhìn chung, hầu hết bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều không có tiến triển xấu, thông thường chỉ dừng lại quanh các triệu chứng đã từng có khi bị bệnh. Một số ít có xảy ra những đợt nhiễm trùng gây ra viêm mũi, viêm xoang, tai hay họng cấp. Cũng có thể tiến triển thành polyp mũi, xoang về sau. Bệnh viêm mũi dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh khác.

Làm gì khi xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng

Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta phải bảo vệ bản thân và người thân tránh khỏi các dị nguyên gây dị ứng bằng cách:

Nên sử dụng khẩu trang trong khi dọn vệ sinh nhà cửa và khi tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bẩn.

Hạn chế trang trí trong nhà các loại hoa, cây cỏ có mùi hoặc như các loại cây lạ.

Chú ý giữ ấm cũng như giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối S*nh l*.

Khi bản thân hoặc người thân trong gia đình xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, cần xác định nguyên nhân và hạn chế sự tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thường gặp như chó mèo, phấn hoa, khói Thu*c lá, nước hoa... Khi bị viêm mũi dị ứng, rửa mũi bằng nước muối S*nh l* (natri chloride 0,9%) là biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà nhưng rất hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng cũng như trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.Ngoài ra, cũng có nhiều loại Thu*c không kê đơn và kê đơn được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng như các Thu*c chống sung huyết mũi, Thu*c kháng histamin H1 ở dưới dạng Thu*c xịt mũi dùng tại chỗ có hiệu quả nhanh, giảm bớt các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà cần được tư vấn bởi bác sĩ, dược sĩ để dùng Thu*c một cách an toàn và hiệu quả.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.vn/de-tranh-viem-mui-di-ung-hoanh-hanh-538402.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY