Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đêm ở phòng hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19

Hà Nội-Hai bệnh nhân nhập Bệnh nhiệt đới Trung ương đêm 13/5, trong đó một người nguy kịch. Kíp y bác sĩ khoa Hồi sức tích cực tập trung can thiệp cấp cứu thật nhanh.

Điều dưỡng Lê Thị Hồng Nhung, 27 tuổi, nhớ lại khi ấy cùng các đồng nghiệp đón người bệnh, chuẩn bị công cụ và máy móc cần thiết. Mọi người thúc giục nhau: "Bệnh nhân. Bệnh nhân! Nhanh lên! Nhanh lên!"

Khoa hồi sức tích cực (icu) chuyên điều trị bệnh nhân nặng. đặc biệt, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương chuyên điều trị covid-19, lại đang phải cách ly y tế do xuất hiện dịch trong viện, những ngày này thật gian nan. miền bắc vào hè, thời tiết oi bức. để chống covid-19, điều hòa không được sử dụng, chỉ có mấy chiếc quạt cây hoạt động hết công suất trong phòng, không đủ xua đi nóng nực. bộ bảo hộ kín mít khiến mồ hôi chảy ròng, nữ điều dưỡng ướt đẫm như tắm.

"Đêm trực rất dài, rất mệt. Tôi khát khô cả cổ, lúc làm chỉ ước có chai nước lạnh mà uống cho bớt khát thôi", Nhung nói.

Nữ điều dưỡng cố chịu đựng nóng nực, không ra uống nước. Theo cô, các bệnh nhân hồi sức tích cực cần được theo dõi sát tình hình để phòng ngừa biến chứng, diễn biến nặng, can thiệp ngay khi cần thiết. Vì vậy, Nhung không dám lơ là hay rời vị trí dù chỉ vài phút nên lựa chọn bỏ qua cơn khát. Rất nhiều đồng nghiệp của cô đưa ra lựa chọn tương tự.

Ca trực bắt đầu từ 19h30 đêm trước đến 7h30 sáng hôm sau, không ai ngơi nghỉ trong suốt 12 tiếng dài dằng dặc đó. Nhung cũng luôn chân luôn tay làm việc, khi lấy chiếc ống này, khi chăm sóc bệnh nhân kia từ vệ sinh cơ thể, răng miệng, cho bệnh nhân ăn, thay bỉm, lấy Thu*c, tiêm truyền. Lúc kết thúc, cơ thể của nữ điều dưỡng đã mệt nhoài, cố gắng nhanh chóng tháo bảo hộ đúng quy trình, tắm rửa sạch sẽ, uống ngụm nước rồi đi ngủ.

Điều dưỡng Lê Thị Hồng Nhung trước khi vào ca trực ngày 13/5. Ảnh bệnh viện cung cấp.

"Lúc đó không nghĩ đến ăn nữa vì đã quá mệt rồi. Cả kíp trực ai cũng rã rời", Nhung nói.

Theo nữ điều dưỡng, số lượng bệnh nhân tại khoa hồi sức tích cực không tăng lên so với bình thường. song, các bệnh nhân covid-19 không có người nhà chăm sóc, vì vậy nhiệm vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh được các điều dưỡng đảm nhiệm. khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.

"Nóng và căng thẳng, khó chịu lắm. Nhiều bệnh nhân vào cùng một lúc. Có thể nói đây là đợt dịch nặng nhất tôi từng tham gia", bác sĩ Phạm Văn Phúc, khoa Hồi sức tích cực, 31 tuổi, ngày 15/5 cho biết.

Bác sĩ giải thích, tính đến ngày 15/5, khoa điều trị cho 18 ca bệnh nặng, gồm 15 ca thở máy, 1 trường hợp ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể), 2 ca thở oxy. Tất cả đều có bệnh lý nền khác nhau như suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận chu kỳ, suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường, hội chứng thực bào máu... Họ cần hỗ trợ trong quá trình điều trị, phải can thiệp nhiều trong đêm, việc điều trị khó khăn hơn trước nhiều lần. Bên cạnh đó, ngay trong bệnh viện đã có những trường hợp bị lây nhiễm, các nhân viên y tế đều đối diện nguy cơ bị nhiễm và trở thành F0. Nhóm điều trị phải sẵn sàng can thiệp cho người bệnh và chuẩn bị tâm lý trở thành bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Khoa Hồi sức tích cực có 50 y bác sĩ túc trực điều trị Covid-19, bao gồm 9 bác sĩ, 39 điều dưỡng, một hộ lý, một nhân viên vệ sinh. Trong đó, có một bác sĩ nội trú và 6 điều dưỡng được điều động từ khoa khác. Một đêm trực có 2 bác sĩ, 6 điều dưỡng ở vòng trong và 1 điều dưỡng ở vòng ngoài. Số lượng y bác sĩ được huy động tăng gấp ba lần so với các đợt dịch trước.

Trắng đêm ở nơi tuyến đầu chống dịch

Ca trực đêm tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 14/5. Video: Thanh Sơn.

"Đêm trực, ngày vẫn làm bình thường. Anh em cố gắng gánh cho nhau thêm để ai trực thì đủ thời gian nghỉ bù", bác sĩ Phúc nói.

"Nhiều lúc chúng tôi chân tay mỏi như rụng rời, chỉ động viên nhau gắng lên, cố hết giờ thôi", Nhung nói.

Theo bác sĩ Phúc, đội ngũ y bác sĩ tại khoa luôn chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy đến, dự trù và có kế hoạch tiếp sức nhân lực. Mọi người luôn sẵn sàng tham chiến điều trị bệnh nhân, không từ bỏ nhiệm vụ được giao.

Bản thân bác sĩ Phúc 4 lần cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19. Anh đã quen thuộc với sự gò bó khi phải ở lại bệnh viện nhiều ngày và những lần căng thẳng điều trị cho người bệnh. Mong muốn lớn nhất của anh lúc này, là dịch bệnh sớm được kiểm soát, trở về nhà ôm con gái ngay khi hết cách ly.

Được về nhà ôm con cũng là mong ước của Nhung hiện tại. Con chị mới 13 tháng tuổi, hiện ở nhà cùng chồng chị và ông bà nội. Ngày nào, chị cũng gọi điện về nhà ba, bốn lần, để vơi đi nỗi nhớ, sau đó tiếp tục làm việc.

"Tôi tin, sự cố gắng, đồng lòng sẽ giúp chúng ta sẽ chiến thắng", Nhung cho biết.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dem-o-phong-hoi-suc-tich-cuc-benh-nhan-covid-19-4278798.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Số ca sốt xuất huyết này được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2011 đến nay.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY