Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đến viện muộn, bé trai bị vỡ ruột thừa

Hà Nội-Bé trai 7 tuổi đau bụng một tuần nay, bố mẹ lo ngại dịch bệnh, khu vực sinh sống hạn chế đi lại, không cho con đến bệnh viện.

Bé vốn có tiền sử trào ngược dạ dày. Lần này bé đau bụng, gia đình tự mua Thu*c chống trào ngược và men tiêu hóa để điều trị tại nhà. Bé vẫn đau, sốt, đi vệ sinh không tự chủ, nôn, cha mẹ mới đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương, ngày 20/8.

Các bác sĩ xác định trẻ bị viêm ruột thừa giai đoạn muộn, biến chứng ruột thừa đã vỡ, gây viêm nhiễm lan tràn trong ổ bụng, đòi hỏi phải mổ cấp cứu.

Bác sĩ Vũ Mạnh Hoàn, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, cho biết thông thường viêm ruột thừa có thể phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng trong ổ bụng của bệnh nhi này rất nặng, nguy cơ chảy máu, tổn thương đường tiêu hóa rất lớn. Các bác sĩ đã bắt buộc phải chuyển sang phương pháp mổ mở mới có thể xử lý triệt để tổn thương.

"Hiện tình trạng của trẻ tiến triển thuận lợi", bác sĩ Hoàn đánh giá.

Tương tự, bé gái 6 tuổi, ở Hà Nội, về quê chơi dịp hè, sau đó là thời gian giãn cách xã hội, gia đình không kịp đón con về. Bé đau bụng khoảng một tuần, chỉ theo dõi tại quê. Khi đau bụng ngày càng tăng, kèm sốt 38,5 độ, bụng chướng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa..., bé mới được đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bé được xác định chẩn đoán có tình trạng áp xe ruột thừa trong ổ bụng. Bệnh lý này hay gặp ở các trường hợp viêm ruột thừa chưa được điều trị và đến muộn trong vòng 5-7 ngày. Các bác sĩ đã phẫu thuật được cho trẻ bằng phương pháp nội soi, gỡ dính, cắt ruột thừa, hút rửa sạch ổ áp xe. Bệnh nhi phải trải qua thời kỳ điều trị hậu phẫu với ống dẫn lưu dịch tiết ra khỏi ổ bụng, sử dụng nhiều loại kháng sinh và đòi hỏi quá trình phục hồi chức năng tiêu hóa.

Các bác sĩ phẫu thuật cắt ruột thừa cho bệnh nhi. Ảnh: Khánh Chi

Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp cho biết gần đây số lượng trẻ được chẩn đoán viêm ruột thừa do nhập viện muộn gây biến chứng thành viêm phúc mạc có xu hướng gia tăng. Hầu hết trường hợp nhập viện muộn do gia đình có tâm lý e ngại đi viện khi có dịch, khiến bệnh của trẻ chuyển biến nặng.

Theo Phó giáo sư Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa thường chưa rõ ràng, có thể có liên quan yếu tố tắc nghẽn cơ học của lòng ruột thừa như sỏi phân, nang bạch huyết, hoặc ký sinh trùng, dị vật, hạt hoa quả...

Các triệu chứng thường gặp của viêm ruột thừa gồm có: đau bụng quanh rốn hoặc ở vùng hố chậu phải, nôn, sốt. Một số ít bệnh nhân có thể có biểu hiện tiêu chảy (thường gặp ở trẻ nhỏ), dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Ở trẻ em, ruột thừa không cố định ở bụng dưới bên phải như người lớn mà có thể ở nhiều vị trí, gây nên các đặc điểm đau khác nhau, ví dụ như đau quanh rốn hoặc thượng vị giống tình trạng đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Chính vì thế, đôi khi cha mẹ không lưu ý hoặc chủ quan trước những triệu chứng ban đầu của trẻ.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm từ trong phạm vi ruột thừa sẽ tiến triển đến giai đoạn căng chứa mủ, tiết dịch ra xung quanh, hoại tử, vỡ... lan rộng trở thành viêm phúc mạc. Nhiễm trùng từ khu trú thành lan tràn, có thể gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Một bệnh nhi mổ ruột thừa tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Khánh Chi

Hiện phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm là phương pháp tiêu chuẩn cho điều trị viêm ruột thừa cấp. Ca phẫu thuật được thực hiện an toàn và hiệu quả, thời gian điều trị ngắn (nằm viện 2-3 ngày), tỷ lệ biến chứng rất thấp. Trường hợp viêm ruột thừa biến chứng thành viêm phúc mạc ruột thừa, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Vì lý do an toàn cho bệnh nhân, các bác sĩ đôi khi không thể thực hiện việc phẫu thuật hoàn toàn qua nội soi mà phải kết hợp với mổ mở mới có thể điều trị triệt để tổn thương. Vì vậy, thời gian nằm viện của bệnh nhi kéo dài hơn (có thể lên đến 10-15 ngày), việc chăm sóc sau phẫu thuật cũng phức tạp hơn.

"phụ huynh quá hoang mang, lo sợ dịch covid-19 hoặc lơ là, chủ quan mà trì hoãn đưa trẻ đến bệnh viện có thể vô tình gây hại cho trẻ", bác sĩ hiền nói.

Ông khuyến cáo với trẻ nhỏ, các biểu hiện bệnh thường mơ hồ hoặc diễn biến nhanh, phức tạp. Cha mẹ cần chú ý, chủ động theo dõi và nhận diện những dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa trẻ đi khám, tránh bỏ qua "thời điểm vàng" trong chẩn đoán xác định và điều trị.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/den-vien-muon-be-trai-bi-vo-ruot-thua-4346665.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Đã có nhiều bệnh nhân bị Tu vong hoặc hôn mê sau khi mổ ruột thừa, bởi đây là một căn bệnh mà xưa nay nhiều người vẫn đánh giá là đơn giản, tỷ lệ Tu vong chỉ chiếm 0,001%.
  • Em có bầu 4 tháng rồi mà mấy bữa nay bị đau bụng dưới, phía bên phải. Em lo là bị đau ruột thừa. BS ơi, em phải làm sao bây giờ? Dấu hiệu nào thì phải đi BV liền? BS giúp em với! Em mong tin của BS lắm! (Diễm My - TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY