Dinh dưỡng hôm nay

Dị ứng ở mắt

Dị ứng nói chung và các viêm nhiễm do dị ứng tại mắt nói riêng là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tự bảo vệ mình trước những dị nguyên, uống nhiều nước, uống vitamin C thường xuyên là cách thức phòng hộ cá nhân tốt nhất trước khi y học có những phương pháp điều trị hoàn hảo hơn

I. Khái niệm:

Cơ quan nào tiếp xúc càng nhiều với môi trường thì càng dễ bị dị ứng; vì vậy mắt thuộc nhóm cơ quan có nguy cơ cao. Phần bên ngoài của mắt lại luôn ẩm ướt, làm tăng khả năng bám dính và kích ứng của các kích thích và dị nguyên. Nhờ có nước mắt, các dị nguyên có thể nhanh chóng bị rửa trôi, nhưng chỉ cần một thời gian rất ngắn, chúng cũng đã có thể gây ra các biểu hiện dị ứng tại mắt.

Kết mạc - dân gian gọi là lòng trắng - có hệ mạch phong phú, là cửa ngõ của mắt, tập trung nhiều tế bào có khả năng miễn dịch cao nên hay bị dị ứng nhất.

II. Một số bệnh dị ứng thường gặp ở mắt:

1. Viêm kết mạc dị ứng: Là bệnh thường gặp nhất.

  Các triệu chứng chủ yếu là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết gỉ mắt với các đặc điểm: màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh; nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Các thể bệnh đặc biệt trong nhóm này đã được y văn nhắc tới nhiều như viêm kết mạc có nhú khổng lồ ở người mang kính tiếp xúc. Tại mi cũng có thể có các biểu hiện viêm nhiễm song hành.

2. Viêm giác mạc:

  Do là một tổ chức vô mạch, được nuôi dưỡng nhờ oxy và thẩm thấu nên các biểu hiện dị ứng có vẻ âm thầm và hiếm gặp hơn. Các viêm nhiễm của giác mạc thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao - xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, thủy đậu, zona...

3. Viêm kết mạc theo mùa:

  Bệnh hay xảy ra trên bệnh nhân có cơ địa dị ứng - viêm mũi xoang dị ứng chẳng hạn. Mật độ dị nguyên trong không khí cao lên nhiều vào mùa xuân: phấn hoa, cỏ khô, lông và phấn của côn trùng. Hiển nhiên là chúng sẽ khơi mào cho các viêm nhiễm dị ứng tại đường thở và ở mắt. Vì liên quan đến dạng quá mẫn týp I thông qua kháng thể loại IgE nên sau khi tiếp xúc với dị nguyên người bệnh sẽ xuất hiện nhanh chóng các triệu chứng: sưng phù mi - kết mạc, ngứa mắt, đỏ mắt, ra gỉ mắt dạng keo nhày.

  Bệnh có tính thời vụ và điều trị không phức tạp lắm. Chườm lạnh tại chỗ làm bệnh nhân dễ chịu rõ rệt. Các Thu*c tra nhỏ mắt khá đa dạng và sẵn có trên thị trường: Thu*c co mạch tại chỗ làm mắt giảm sưng phù và đỏ mắt nhanh, nước mắt nhân tạo hoặc nước muối S*nh l* để rửa trôi dị nguyên và an dịu mắt, các Thu*c kháng histamin và ổn định dưỡng bào dạng nhỏ mắt thường có tác dụng rất tốt.

4. Viêm kết giác mạc mùa xuân:

  Bệnh phần lớn xảy ra ở nam thiếu niên, có xu hướng tái phát theo chu kỳ xuân - hè, ảnh hưởng rất lớn đến học tập của các cháu, gây phiền muộn cho các bậc phụ huynh. Thường gặp ở trẻ có tiền sử dị ứng: chàm, hen suyễn...

  Triệu chứng cơ bản là ngứa, càng gãi, càng day dụi thì càng thích. Điều này liên quan đến biến chứng có thể có là loét giác mạc do trẻ day dụi quá mạnh. Mắt không đỏ nhiều, ra gỉ mắt dạng keo ở mức độ vừa phải. Ở dạng có tổn thương giác mạc trẻ sẽ có cảm giác nóng rát, sợ sáng và chảy nước mắt liên tục.

5. Viêm bên trong nhãn cầu:

  Tuy khó có dị nguyên nào lọt vào được nhưng chúng ta vẫn có thể gặp các bệnh lý dị ứng. Điển hình là trong một số bệnh cảnh, chất nhân của thể thủy tinh đã lọt ra ngoài bao của nó và lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường bên trong nhãn cầu. Chất nhân thể thủy tinh với bản chất là một dị nguyên nội sinh có thể gây ra những bệnh cảnh nặng nề cho mắt như: viêm màng bồ đào dị ứng chất nhân, glaucoma do thể thủy tinh.

III. Nguyên nhân:

  Các viêm nhiễm tại mắt có thể là do các nguyên nhân sau: dị ứng phấn hoa, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng Thu*c, hen, chàm, mất cân bằng dinh dưỡng, hóa chất, dùng mỹ phẩm bừa bãi… trong đó dị ứng mắt theo mùa là bệnh nhẹ, chỉ gây ngứa ngáy, mắt đỏ, chảy nước mắt. Cơ nguyên dị ứng mắt là phản ứng do tế bào mast cell bị kích thích bởi immunoglobin E, khởi sự do bụi dị ứng sinh ra. Những chất trung gian từ tế bào mast cells như histamin, prostaglandin, leucotriene và kinin lần lượt kích thích giây thần kinh, làm nở mạch máu, tiết ra chất nhờn, làm mắt ngứa, cay và đỏ, sưng thành bọng nước trong mắt và ra ghèn.

IV. Cách điều trị và phòng bệnh

  Để điều trị, phải loại trừ nhanh chóng các dị nguyên ra khỏi mắt Tự bản thân bệnh nhân có thể rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối S*nh l*, nước mắt nhân tạo. Chườm lạnh cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch. Bệnh nhân cần tránh day, dụi, xoa, ấn tại mắt.

  Bác sĩ nhãn khoa có thể cho dùng các Thu*c nhỏ mắt thuộc nhóm co mạch, kháng histamin, ổn định dưỡng bào, glucoco-rticosteroid. Các Thu*c này sẽ đẩy lui và giúp giảm nhanh các khó chịu tại mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng và liều lượng Thu*c, bởi việc dùng tùy tiện hay lạm dụng các Thu*c này có thể gây một số biến chứng như bệnh khô mắt, viêm do bội nhiễm nấm - herpes - vi khuẩn. Thu*c kháng histamin đường uống, vitamin C cũng có khi được khuyên dùng tùy theo bệnh cảnh.

* Phòng bệnh:

- Để phòng dị ứng, bệnh nhân phải tự cân nhắc nên tránh tiếp xúc với những dị nguyên, chất kích thích nào có thể gây dị ứng cho mắt. Các yếu tố gây dị ứng phổ biến là: phấn hoa, bụi nhà, bào tử nấm mốc, lông côn trùng và súc vật nuôi, nước hoa, xà phòng thơm, một số mỹ phẩm, thức ăn. Trong những năm gần đây, việc dùng kính tiếp xúc và các dạng dung dịch kèm theo cũng góp phần gia tăng các triệu chứng dị ứng tại mắt.

- Khí hậu khô nóng ở nước ta cũng làm dị ứng dễ xuất hiện và là một yếu tố làm bệnh nặng thêm. Kính đeo các dạng tuy không ngăn cản triệt để được dị nguyên xâm nhập vào mắt, nhưng cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ bị dị ứng và làm dịu các khó chịu tại mắt do dị ứng. Hãn hữu cũng gặp một số người bị dị ứng với chính gọng kính mà mình đang dùng, biểu hiện là đỏ da, mẩn ngứa, nổi mụn nước trên da mặt, da mi trùng với diện tiếp xúc của gọng kính và da.

- Khi dùng mỹ phẩm trên mắt, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nên xoa thử trên da cẳng tay để thử xem mình có dị ứng với loại mỹ phẩm đó không trước khi xoa lên mắt và mặt.

- Khi thấy khó chịu tại mắt, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, không tự tiện mua Thu*c nhỏ. Khi bác sĩ kê đơn Thu*c, cần báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng của bạn. Ngay cả khi các bác sĩ đã cân nhắc kỹ trước khi kê đơn thì khả năng dị ứng Thu*c tra hoặc nhỏ mắt vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp này, nên đem đơn và Thu*c đã dùng đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được chẩn đoán và hiệu chỉnh. Phần lớn các trường hợp dị ứng Thu*c tra - nhỏ mắt tuy có vẻ nghiêm trọng như phù mi, ngứa rát, chảy nước mắt… nhưng cũng qua đi rất nhanh nếu chúng ta dừng Thu*c kịp thời và có những điều trị bổ sung xác đáng.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c244cea76801b73c847bdc2)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY