Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dị ứng Thuốc kháng sinh Hiểm họa tiềm tàng

Thuốc kháng sinh ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện đại nhằm điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.

Theo thống kê, tại việt nam, hiện Thuốc kháng sinh chiếm đến hơn 50% số lượng dược phẩm. tuy nhiên trong quá trình điều trị bằng Thuốc kháng sinh, có không ít người gặp phải tình trạng dị ứng với Thuốc gây nguy hiểm thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Dị ứng Thuốc là gì?

Dị ứng Thuốc là phản ứng không mong muốn của Thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể với loại Thuốc đó. theo tổ chức dị ứng thế giới (wao), phản ứng dị ứng miễn dịch xảy ra do sử dụng Thuốc được chia thành 2 loại: loại thứ nhất là dị ứng Thuốc nhanh, thường xảy ra sau vài giờ dùng Thuốc như mày đay hay nguy hiểm hơn là phản vệ do Thuốc; loại thứ hai là dị ứng Thuốc chậm có thể xảy ra sau vài ngày thậm chí vài tuần dùng Thuốc, là một thể bệnh rất nguy hiểm của dị ứng Thuốc.

Phù Quinck là một dị ứng Thuốc nguy hiểm khi dùng kháng sinh.

phù quinck là một dị ứng Thuốc nguy hiểm khi dùng kháng sinh.

Về mặt lâm sàng của dị ứng kháng sinh rất đa dạng tuỳ theo loại và mức độ nghiêm trọng của phản ứng và cơ quan bị ảnh hưởng. những yếu tố như loại Thuốc sử dụng, tính chất của căn bệnh đang điều trị và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân được xem là đóng vai trò quan trọng trong biểu hiện lâm sàng của những đáp ứng này.

Các hình thái lâm sàng thường gặp là: Nhiễm độc da dị ứng, mày đay cấp, hội chứng Stevens-Johnsons, đỏ da toàn thân, hồng ban nhiễm sắc cố định, hồng ban đa dạng, phù Quinck, sốc phản vệ...

Một số loại Thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng cho người bệnh trong quá trình sử dụng bao gồm:

Nhóm kháng sinh cephalosporin như: cefotetan, cephalexin, cefuroxim, cefazolin, cefadroxil, cefprozi,cefixime, cefaclor.

Nhóm kháng sinh penicillin như penicillin v, ticarcillin, dicloxacillin, oxacillin, piperacillin, penicillin g, ampicilin, amoxicillin.

Phản ứng dị ứng muộn từ việc sử dụng Thuốc kháng sinh ít xảy ra hơn. tuy nhiên tình trạng này thường nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh. trong các trường hợp dị ứng với kháng sinh thường xảy ra, đáng lo ngại nhất là penicillin. đây là kháng sinh đầu được tìm ra và áp dụng vào điều trị và cũng chính penicillin gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh. sốc phản vệ là tai họa khủng khiếp, là trường hợp nặng nhất của dị ứng Thuốc, có thể dẫn đến khó thở, hạ huyết áp, trụy mạch và Tu vong có thể xảy ra chỉ trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp.

Nguyên nhân gây dị ứng

Nguyên nhân gây dị ứng Thuốc kháng sinh là do cơ địa nhạy cảm với các thành phần của Thuốc, yếu tố di truyền (tiền sử gia đình mắc bệnh), hệ miễn dịch suy yếu. những người có tiền sử về dị ứng như: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, đặc biệt là người dị ứng Thuốc... sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng Thuốc. việc dùng Thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều lượng, dùng kết hợp nhiều loại Thuốc cùng lúc, dùng trong thời gian kéo dài hay việc kết hợp nhiều loại Thuốc một lần mà không biết chúng phản ứng chéo, tương tác lẫn nhau cũng dễ gây dị ứng Thuốc.

Làm gì để dự phòng?

Dị ứng Thuốc kháng sinh là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không kịp thời xử lý. vì thế, cần tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng Thuốc để làm giảm nguy cơ. cần ghi nhớ nguyên tắc chỉ dùng Thuốc khi thật sự cần thiết, tốt nhất là dùng Thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của thầy Thuốc.

Nếu phải dùng Thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, kiểm tra nguồn gốc của Thuốc, đồng thời theo dõi sát sao, nhất là lần đầu tiên uống Thuốc. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, việc đầu tiên cần làm là phải ngừng ngay các Thuốc nghi ngờ, nếu không xác định được chính xác thì nên tạm dừng tất cả các Thuốc đang uống và phải tới ngay cơ sở y tế để điều trị và chăm sóc tốt nhất. Việc ngừng Thuốc nghi ngờ quyết định tới 50% khả năng điều trị thành công, còn lại là phần chăm sóc chống bội nhiễm và dinh dưỡng bồi phụ dịch nâng cao thể trạng.

Khi đã có tiền sử dị ứng Thuốc cần có một quyển sổ theo dõi ghi lại các Thuốc nghi ngờ hay đã biết chắc chắn là mình bị dị ứng. khi bị bệnh, cần dùng Thuốc đợt sau phải thông báo ngay cho bác sĩ và dược sĩ biết là đã từng bị dị ứng với loại Thuốc kháng sinh này và mức độ nghiêm trọng để bác sĩ có chỉ định phù hợp.

DS. Vũ Thùy Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/di-ung-thuoc-khang-sinh-hiem-hoa-tiem-tang-n185643.html)

Tin cùng nội dung

  • Con em được 5 tháng bị viêm phổi. Sau khi tiêm kháng sinh cháu bị tiêu chảy. Xin Mangyte cho lời khuyên.
  • Kháng sinh (KS) là loại Thu*c đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn. Giống như những loại Thu*c khác, KS cũng có các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY