Tâm sự hôm nay

Địa phương gấp rút triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng đến tay người lao động

(MangYTe) - Lãnh đạo sở LĐ-TBXH nhiều tỉnh, thành phố cho biết đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục, quy trình giải ngân gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng tới người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, đảm bảo theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 68/NQ-CP, kịp thời, đúng đối tượng.

Triển khai nhanh, trên diện rộng toàn quốc

Thống kê tới ngày 14/7, Bộ LĐ-TB&XH đã nhận được 33/63 văn bản cụ thể ban hành thực hiện Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 / của các tỉnh, thành phố. Nhiều địa phương đã làm việc ngày đêm để ban hành quyết định triển khai ngay.

Trong đó, các địa phương đều hướng ưu tiên chú trọng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

Địa phương gấp rút triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng đến tay người lao động (ảnh minh họa)

Nhiều tỉnh, thành phố, bhxh việt nam, và ngân hàng chính sách xã hội đã triển khai nhanh, triển khai diện rộng trên toàn quốc sau vài ngày từ khi có nghị quyết và quyết định.

Trong khi nhiều địa phương chưa triển khai quyết định 23, tp. hồ chí minh đã hoàn thành thực hiện chi trả hỗ trợ cho gần 50% lao động tự do và trong ngày 15/7 đã kết thúc chi hỗ trợ cho lao động tự do, và chuyển sang tiến hành thực hiện gói an sinh 26.000 tỉ đồng.

Đến 30/7 sẽ kết thúc hỗ trợ cho các đối tượng có giao kết hợp đồng. Đặc biệt, người sử dụng lao động sẽ làm thủ tục nhận hỗ trợ cho người lao động, thẩm định 7 ngày sau đó chi trả trực tiếp tiền hỗ trợ qua số tài khoản của người lao động.

Dự kiến, từ 19 - 23/7 sẽ là đợt cao điểm của thành phố thực hiện chi trả hỗ trợ gói 26.000 tỷ. Như vậy, "dự kiến 30/7, việc hỗ trợ theo Nghị quyết 68 kế hoạch của TP.HCM sẽ hoàn thành", Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Minh Tấn cho biết.

Cũng theo ông Lê Minh Tấn, các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản các thủ tục, làm nhanh nhất để người dân, doanh nghiệp, tiểu thương nhanh chóng nhận được hỗ trợ.

Thậm chí có nhóm đối tượng, người lao động, người dân không phải làm bất cứ thủ tục gì, các cơ quan chức năng chủ động lo thủ tục để chuyển tiền cho người dân, người lao động sớm nhất.

Ngày 15/7, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng vừa ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Việc triển khai chính sách hỗ trợ nhằm thực hiện kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần phục hồi và ổn định sản xuất, kinh doanh; giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch đối với việc làm, thu nhập của người lao động, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Kinh phí phục vụ hoạt động chi trả hỗ trợ cho các đối tượng, thực hiện theo quy định hiện hành. Nguồn kinh phí sử dụng từ nguồn kinh phí đã giao trong dự toán năm 2021 cho các cơ quan, đơn vị và nguồn ngân sách cấp huyện, để triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Về nguyên tắc hỗ trợ, UBND tỉnh yêu cầu phải đảm bảo đúng quy định tại điểm 2 Mục I Nghị quyết số 68/NQ-CP. Đối tượng đồng thời đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính sách hỗ trợ theo quy định của địa phương, thì chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất.

Không tạo thêm rào cản chính sách

Còn theo Giám đốc Sở LĐ-TBXH Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền cũng cho biết, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng với tinh thần rút ngắn nhanh nhất các thủ tục để triển khai thực hiện kịp thời.

Đối với lao động tự do, UBND tỉnh đã ban hành riêng Quyết định 2379/QĐ-UBND để triển khai thực hiện, trong đó hỗ trợ 1 lần mức 1,5 triệu đồng/người cho các nhóm đối tượng.

Gồm: Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 2 bánh; bán lẻ vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non; tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực như ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp; lao động làm việc tại các cơ sở dịch vụ phải tạm dừng hoạt động từ ngày 1/5. Dự kiến khoảng 25.000-30.000 đối tượng sẽ được hỗ trợ, với kinh phí khoảng 45 tỷ đồng.

sở lđ-tb&xh tỉnh vĩnh long cũng đã có kế hoạch triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng tới người lao động bị ảnh hưởng covid-19 với phương châm "khẩn trương, trách nhiệm, đúng đối tượng, đúng quy định". trong tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, công khai, có kiểm tra, giám sát, không để xảy ra sai sót hoặc bỏ sót đối tượng; tránh tình trạng trục lợi chính sách.

Bà huỳnh thị mỹ hà, phó giám đốc sở lđ-tb&xh tỉnh vĩnh long cho biết, ubnd tỉnh đã có văn bản triển khai thực hiện nghị quyết số 68. đối với đối tượng là lao động tự do sẽ do từng địa phương đề xuất cụ thể vì sử dụng ngân sách của địa phương.

Sở lđ-tb&xh đang đề nghị xem xét cho đối tượng là người bán lẻ vé số. đây là một lực lượng lao động tự do có số lượng lớn không chỉ ở vĩnh long, mà còn trong toàn vùng tây nam bộ và đông nam bộ.

tại bình dương, thực hiện chỉ đạo của chủ tịch ubnd tỉnh tại văn bản số 3067/ubnd-vx ngày 07/7/2021 về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 68, sở lđ-tbxh đã trình ubnd tỉnh nội dung để triển khai đến các cơ quan ban ngành, ubnd các huyện, thị xã, thành phố và hiện ubnd cấp xã đang triển khai xuống các khu, ấp để tiếp nhận hồ sơ người lao động đề nghị hỗ trợ theo nghị quyết 68 và quyết định 23…

Sở lđ-tb&xh đã có tờ trình số 118/ttr-slđtbxh trình ubnd tỉnh ban hành quyết định về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng khác bị tác động bởi dịch covid-19 trên địa bàn tỉnh bình dương trên cơ sở thống nhất của các sở ngành liên quan và ubnd cấp huyện với dự kiến khoảng 40.000 đối tượng là lao động tự do với múc hỗ trợ một lần là 1.500.000 đồng/người (trong đó 7.000 đối tượng bán vé số).

Còn Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng cho biết, đã trình HĐND thống nhất và ngày 12/7 vừa qua đã hỗ trợ 90.000 người, tổng số tiền là 92 tỉ đồng gồm 3 nhóm.

Cụ thể, người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội với số tiền 1 triệu đồng/người; nhóm lao động tự do gồm giáo viên mầm non, bảo mẫu, lái xe taxi… với mức 1,5 triệu đồng/người và ba là các hộ kinh doanh chợ đêm hỗ trợ 3 triệu đồng/lần.

Trước những thông tin này, hoan nghênh tp. hồ chí minh và yêu cầu các địa phương khác sớm triển khai gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đến tay người lao động và doanh nghiệp, bộ trưởng đào ngọc dung lưu ý các địa phương khi triển khai hỗ trợ "không tạo thêm rào cản chính sách".

Việc hỗ trợ lao động tự do cũng không nên thận trọng quá mức cần thiết, phải thực hiện nguyên tắc tạo mọi điều kiện để người dân nhận hỗ trợ và tăng cường công tác hậu kiểm.

"hiện người dân đang gặp khó khăn nên các tỉnh cần nhanh chóng hỗ trợ", bộ trưởng nói và nêu quan điểm "một miếng khi đói bằng một gói khi no", đừng để khi khó khăn qua rồi chúng ta mới hỗ trợ thì lúc đó không còn ý nghĩa gì nữa…

"Tôi đề nghị các địa phương rà soát, kiểm tra tình hình, đơn vị nào chậm trễ là có lỗi với dân. Để xảy ra trục lợi là có tội với dân. Chúng ta không chỉ làm bằng trách nhiệm mà cần cả bằng tấm lòng, bằng cả trái tim", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

THANH NHUNG

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/dia-phuong-gap-rut-trien-khai-goi-ho-tro-26000-ty-dong-den-tay-nguoi-lao-dong-20210715234901173.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY