Ông Chỉnh cho biết, khó khăn đầu tiền đối với lực lượng truy vết, lẫy mẫu là địa bàn rộng, địa hình hiểm trở. Tiếp đến là người dân sống cách xa nhau, đường xá đi lại rất khó khăn.
Có những trường hợp phải mất đến nửa ngày lực lượng chức năng mới lấy được mẫu vì người dân bản ở trên nương rẫy trên đồi núi cao dài ngày. Vì vậy, năng suất lấy mẫu còn hạn chế, có nơi chỉ 1/3 hoặc 2/3 so với vùng dưới xuôi.
Địa hình ở các bản vùng cao khiến công tác truy vết, lấy mẫu gặp nhiều khó khăn.
Cái khó tiếp theo là nhận thức người dân hạn chế, phong tục tập quán còn lạc hậu. việc tập trung đông người, dùng chung vật dụng trong những dịp ma chay, cưới hỏi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. điều kiện kinh tế rất khó khăn cũng ảnh ảnh hưởng rất lớn đến công tác chống dịch trên này.
Nói thêm về những khó khăn, ông phạm đình du – phó giám đốc cdc nghệ an trực tiếp chỉ đạo công tác truy vết, lẫy mẫu ở các bản vùng cao khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên ở hai huyện tương dương, kỳ sơn - thông tin, người dân ở trong các bản làng chủ yếu là người dân tộc khơ mú, dân trí còn thấp. có những trường hợp con cái họ còn không nhớ thì việc điều tra lịch sử tiếp xúc của họ cũng rất khó khăn.
Soi đèn xuyên đêm lấy mẫu ở bản Lưu Tiến, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn.
Bên cạnh khó khăn, việc chống dịch ở các bản vùng cao cũng có những thuận lợi nhất định khi dân cư thưa; người dân cũng rất chấp hành công tác phòng chống dịch. Hơn nữa, các cơ quan chưc năng rất nhanh chóng có những biện pháp mạnh, xác định ổ dịch nhanh và khoanh vùng chính xác. Biện pháp phong tỏa bản, nhiều chốt chặn làm rất tốt công tác quản lý người ra vào khiến công tác dập dịch rất thuận lợi.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, nguồn lây ở bản Chằm Puông, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, khi xuất hiện các F0 ở bản Chằm Puông chúng tôi đã có nhận định về 2 nguồn lây.
Nguồn thứ 1 là trường hợp ngoại lai trở về địa phương. Cụ thể là 1 trường hợp từ TP Móng Cái trở về từ ngày 19/6. Trường hợp này, cơ quan chức năng đã làm rất tốt công tác truy vết, khoanh vùng. Nguồn thứ 2 sẽ là những đối tượng có liên quan đến vấn nạn M* t*y ở trong bản. Nguồn lây này sẽ rất khó trong công tác truy vết, khoanh vùng vì các đối tượng này ẩn mình, trốn tránh các cơ quan chức năng. Còn các ca bệnh ở bản La Ngan, Lưu Tiến ở xã Chiêu Lưu (Kỳ Sơn) nguồn lây là từ bản Chằm Puông.
Các đội tuyên truyền lưu động phát huy hết công suất, cầm loa tay, loa kéo, đi đến từng bản, từng nhà tuyên truyền cho người ở bản làng của xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn.
Không chỉ tuyên truyền bằng tiếng phổ thông, các đội tuyên truyền lưu động còn chủ động dịch sang tiếng Thái, Tiếng Khơ Mú để bà con dân bản, vùng sâu vùng xa được hiểu rõ.
"Xác định nguồn lây chính ở bản Chằm Puông một cách chính xác rõ ràng thì công tác dập dịch sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, đã qua nhiều chu kỳ lây, bản đã phong tỏa và công tác quản lý người ra vào làm rất tốt thì việc truy vết các F1 là rất quan trọng, phải thần tốc, cách ly nghiêm ngặt để chắn đứng nguồn lây từ đây. Làm tốt công tác này, dịch ở các bản vùng cao sẽ nhanh chóng được khống chế" – ông Chỉnh nói.
Hiện trong 2 ngày qua ở bản chằm puông, tương dương không ghi nhận ca dương tính mới. 23 trường hợp dương tính đã công bố trước đó đang điều trị tại bệnh viện dã chiến số 1. 3 khu cách ly trên địa bàn huyện đã tiếp nhận tổng cộng 230 công dân thuộc bản chăm puông, các xã tam quang, xá lượng, tam đình, lưu kiền, chiêu lưu.
Riêng ở 2 bản La Ngan và Lưu Tiến của xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn thì các ca mắc mới đều là F1, đã được cách ly từ trước.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện dã chiến dân tộc Khơ Mú giám đốc sở người dân tộc phó giám đốc phòng chống dịch phong tục tập quán