Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điều chế vaccine Covid-19 tiêm chỉ một liều

Chuyên gia tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC) điều chế thành công loại vaccine Covid-19 chỉ cần tiêm một liều.

Sản phẩm được chứng minh có hiệu quả trên linh trưởng, đủ khả năng bước sang thử nghiệm giai đoạn ba sớm nhất vào tháng 9. hiện nay, hầu hết các loại vaccine tiềm năng do những hãng dược lớn phát triển đều cần tiêm hai mũi.

Kết quả nghiên cứu hợp tác giữa bidmc và johnson & johnson củng cố thêm những dữ liệu trước đó, cho thấy vaccine tạo ra các kháng thể có tính phòng vệ. báo cáo được đăng trên tạp chí nature ngày 30/7.

"Vaccine này đã tạo ra hàng rào bảo vệ mạnh mẽ chống lại nCoV trên loài khỉ vàng và đang được thử nghiệm ở người", tiến sĩ Dan H. Barouch cho hay.

Sản phẩm sử dụng chủng virus cúm thường có tên Ad26 (adenovirus serotype 26), đưa các protein gai của nCoV tiếp xúc với tế bào vật chủ và kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Nhóm của tiến sĩ barouch đã nghiên cứu vaccine từ tháng 1, ngay sau khi có được thông tin về bộ gene của virus từ các nhà khoa học trung quốc. họ thử nghiệm các loại vaccine mang biến thể khác nhau của protein gai trên bề mặt ncov, mục tiêu chính là để virus bị kháng thể vô hiệu hoá.

Nhóm tiêm một lần duy nhất 7 phiên bản vaccine ad26 khác nhau cho 32 trong số 52 cá thể khỉ vàng. nhóm đối chứng với 20 con còn lại được dùng giả dược. tất cả số khỉ được tiêm vaccine đều xuất hiện kháng thể.

6 tuần sau khi tiêm, toàn bộ số khỉ được cho tiếp xúc với nCoV.

20 cá thể không tiêm vaccine đều nhiễm bệnh. nồng độ virus trú ngụ cao ở trong phổi và dịch mũi. 6 con khỉ sử dụng loại vaccine tối ưu, có tên gọi ad26.cov2.s, đều không xuất hiện virus trong phổi. chỉ một trong số đó có virus ở dịch mũi.

"dữ liệu cho thấy chỉ một mũi tiêm ad26.cov2.s trên khỉ vàng cũng đủ khả năng phòng chống ncov rất mạnh", tiến sĩ barouch cho biết. "tiêm chủng một liều có những lợi thế về tính khả thi và hậu cần so với vaccine hai liều, nếu xét trên quy mô toàn cầu với mục đích kiểm soát đại dịch. nhưng vaccine hai liều có khả năng tạo miễn dịch cao hơn, vì thế nên cả hai phương thức đều đang được đánh giá kỹ càng qua thử nghiệm lâm sàng. chúng tôi rất mong chờ kết quả để đánh giá tính an toàn, khả năng tạo miễn dịch và then chốt là tính hiệu quả của vaccine ad26.cov2.s trên người".

Chuyên gia của bidmc và các viện nghiên cứu khác đã khởi động thử nghiệm vaccine giai đoạn 1 và 2 trên những tình nguyện viên khỏe mạnh.

Nghiên cứu giai đoạn ba, trên 30.000 người, diễn ra vào tháng 9 năm nay để kiểm tra tính hiệu quả của sản phẩm.

Linh Phan (Theo Harvard Gazette)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dieu-che-vaccine-covid-19-tiem-chi-mot-lieu-4139101.html)

Tin cùng nội dung

  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Hiện nay, ở Việt Nam tiêm chủng được thực hiện dưới 2 hình thức là tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Chào Mangyte, Tôi ở miền Tây lên, muốn đến xét nghiệm và tiêm ngừa tại Viện Pasteur nhưng không biết phải làm thế nào, Mangyte có thể hướng dẫn giúp tôi không? Chân thành cảm ơn, (Hoàng Phúc, An Giang)
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY